Phân tích mô hình SWOT của Nike

Phân tích mô hình SWOT của Nike, một trong những tập đoàn thời trang thể thao lớn nhất thế giới. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Nike.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Nike

Nike từ lâu đã được biết đến với việc sản xuất giày thể thao. Tuy nhiên, theo thời gian, công ty đã mở rộng dòng sản phẩm của mình, bao gồm quần áo, phụ kiện và thiết bị, được bán trên toàn thế giới.

Công ty được thành lập vào năm 1964 và ban đầu được gọi là Blue Ribbon Sports. Năm 1971, công ty được đổi tên thành Nike. Trụ sở chính của công ty nằm ở khu vực Portland của Oregon, gần Beaverton. Nike có hơn 1.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Nike được xếp hạng 85 trong danh sách Fortune 500 của các công ty tại Hoa Kỳ vào năm 2020.

Với Nike +, Nike Pro, Jordan, Nike Blazers và nhiều công ty con khác, tập đoàn thực sự đã đi một chặng đường dài.

Bạn đã biết tổng quan về Nike. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Nike.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Nike

Các sản phẩm thể thao nổi bật của Nike
Các sản phẩm thể thao nổi bật của Nike

2. Strengths (Điểm mạnh) của Nike

Phân tích mô hình SWOT của Nike bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Nike.

Giá trị thương hiệu mạnh:

  • Theo Brand Finance, một công ty chuyên về tư vấn và định giá thương hiệu toàn cầu, đã đưa ra đánh giá và xếp hạng các thương hiệu may mặc có giá trị nhất trên thế giới. Một lần nữa, trong năm thứ sáu liên tiếp, Nike đã giành được vị trí số một với tổng giá trị thương hiệu là 34,8 tỷ đô la, tăng 7% so với năm 2019.
  • Brand Finance định nghĩa “giá trị thương hiệu” là “lợi ích kinh tế ròng mà chủ sở hữu thương hiệu có được bằng cách cấp phép cho thương hiệu trên thị trường mở” và các dấu hiệu tăng trưởng tổng quan của thương hiệu đó.
  • Trong danh sách này, sau Nike chính là Gucci, năm ngoái thương hiệu này đứng thứ năm. Adidas, giá trị thương hiệu giảm 1% đứng thứ ba trong bảng xếp hạng, theo sau lần lượt là Louis Vuitton, Cartier, Zara, H&M, Chanel, Uniqlo và Hermès.

Danh mục sản phẩm đa dạng:

  • Bên cạnh các môn thể thao phổ thông như bóng đá, bóng rổ,… thì Nike cũng cạnh tranh với các hãng khác, chắc hẳn không mấy người biết Nike có giày cho boxing, có giày cho môn cử tạ (weightlifting). Nike đã giúp người mua dễ dàng hơn trong việc đưa ra những sản phẩm phù hợp với giày của họ bán.
  • Những áo khoác mùa đông của Nike cạnh tranh với thương hiệu The North Face. ACG Boot cạnh tranh với Timberland. Vớ Elite cạnh tranh với vớ HUF. Nike SB dành cho những tay trượt như Eric Koston, Stephan Janoski cạnh tranh với các thương hiệu Vans, Circa,… “The Swoosh is everywhere”, từ một thương hiệu thể thao, Nike đã lấn sang thời trang, quần áo mũ nón mắt kính balo và hàng trăm sản phẩm khác.

Định vị thương hiệu mạnh mẽ:

  • Nike được biết đến là một thương hiệu đồ thể thao trong một thời gian dài với các chiến lược tiếp thị đa diện. Tuy nhiên, đằng sau tất cả, có một yếu tố đóng vai trò nền tảng, đó là định vị sản phẩm. Nhà đồng sáng lập Nike từng chia sẻ rằng: “Một đôi giày phải có ba thứ. Nó phải nhẹ, thoải mái và phải đi được quãng đường dài.”
  • Đối với Nike, họ tập trung vào phân khúc vận động viên chuyên nghiệp, những người vận động thể thao hoặc có lối sống lành mạnh. Thị trường này rất tiềm năng và người tiêu dùng phải nghiêm túc với quyết định mua hàng của họ. 3 tính chất độc đáo của đôi giày Nike giúp khách hàng có thể dễ dàng quyết định mua giày Nike hay tìm một thương hiệu khác.
  • NIKE được thành lập năm 1964 tại Mỹ với tên ban đầu là Blue Ribbon Sports sau đó trở thành cái tên NIKE vào năm 1971. Logo Swoosh do một sinh viên năm nhất trường Đại học Portland Carolyn Davis tạo ra với giá 35 đô la và hiện nay logo này ước tính khoảng 30 tỷ đô (tính đến năm 2019).
  • Logo Swoosh luôn xuất hiện cùng với trademark “Just do it” có nghĩa là “cứ làm đi” từ một chiến dịch truyền thông năm 1988, những điều tưởng chừng như đơn giản này đã tạo nên bộ mặt và sự thành công của Nike trong suốt thời gian qua.

Hệ thống phân phối rộng khắp:

  • Các nhà bán lẻ là kênh bán hàng quan trọng nhất đối với hàng hóa của công ty. Nike có hơn 200.000 đối tác bán hàng tại Hoa Kỳ và có mặt tại hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới.
  • Nike có các cơ sở sản xuất ở hầu hết các quốc gia để giảm chi phí Logistics và nâng cao hiệu quả phân phối.
  • Tại Ấn Độ, mật độ các nhà bán lẻ xung quanh thành phố cao đến mức Nike cạnh tranh khốc liệt với Adidas, Reebok và các thương hiệu cạnh tranh khác. Nike bán các mặt hàng của họ thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Flipkart và Amazon.
  • Các cửa hàng độc quyền của Nike có thể được tìm thấy ở hầu hết các thành phố và khu phố trên toàn thế giới, phục vụ cho nhu cầu của khách hàng từng khu vực

Hoạt động Marketing cực mạnh mẽ:

  • Nike sử dụng các vận động viên làm đại sứ thương hiệu, tạo ấn tượng lâu dài cho khách hàng thông qua một loạt các sáng kiến quảng cáo. Nike cũng xuất hiện trong các cuộc đua marathon và các sự kiện thể thao quốc tế, chẳng hạn như giải đấu bóng rổ NBA, để quảng bá thương hiệu của họ. Nike đầu tư một số tiền khổng lồ mỗi năm để quảng cáo sự hiện diện của mình trên đồng phục của nhiều câu lạc bộ bóng đá.
  • Nike nổi bật với các chiến lược truyền thông quảng bá như chiến lược Marketing cảm xúc (Emotional Marketing), sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, đa dạng quảng bá trên các mạng xã hội, những quảng cáo truyền cảm hứng.
  • Quảng cáo luôn là phần được Nike đầu tư nhiều hơn cả. Hãng tài trợ cho rất nhiều các vận động viên, CLB hàng đầu lẫn các CLB các trường trung học, đại học, địa phương để tạo lên mức độ phủ sóng rộng khắp.
  • Các TVC của NIKE đều đánh vào cảm xúc của khách hàng, với lời động viên mọi người tiến lên phía trước và không cố gắng, vượt qua nghịch cảnh để vươn tới thành công.
  • Để tăng hiệu quả quảng cáo của mình, Nike bắt đầu thử nghiệm việc hiện diện trên các mạng xã hội từ năm 2004 và dần dần cắt giảm ngân sách của các loại hình quảng cáo truyền thống.
  • Nike đã thử nghiệm thành công và hiện nay doanh nghiệp này đã trở thành 1 trong những doanh nghiệp mạng xã hội lớn nhất thế giới, vượt qua Google, Instagram hay Pinterest. Số lượt like trên Facebook của Nike là 35 triệu, lượng người theo dõi trên Twitter là 8.9 triệu người, và hơn 191 triệu người theo dõi trên Instagram.
  • Nike cũng rất tích cực tài trợ cho các giải đấu thể thao lớn để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Trước đây, Nike thường nổi tiếng với việc cung cấp giày bóng rổ cho các giải đấu NBA của Mỹ. Tuy nhiên từ World Cup 1994 tại Mỹ, Nike đã chính thức lấn sân sang bóng đá, nơi mà adidas vẫn luôn là một nhà cung cấp truyền thống.

Chuyên gia cắt giảm chi phí:

  • Giày thể thao là một trong những sản phẩm tập trung nhiều sức lao động, và với chi phí lao động cao “chót vót” tại Mỹ và Châu Âu, việc sản xuất giày ở những thị trường lớn nhất này gần như là “tự sát”.
  • Cũng vì lẽ đó, gần 99% lượng giày thể thao tại Mỹ được sản xuất ở nước ngoài. Nhưng đối với Nike, công ty này không chỉ sản xuất hoàn toàn ở các nước có nhân công giá rẻ, mà còn buộc hơn 85% đối tác sản xuất của mình phải áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn và đưa cắt giảm chi phí trở thành ưu tiên số 1.
  • Tất cả nỗ lực trên đã giúp Nike tiết kiệm được 0,15 USD (khoảng 3.500 đồng) cho mỗi đôi giày của mình. Con số tưởng chừng như không đáng là bao sẽ được nhân với hơn 900 triệu sản phẩm được cho ra lò mỗi năm, đem về một lợi thế cạnh tranh có một không hai trên thị trường.
  • Nhưng không phải cứ rẻ là được, Nike luôn hạn chế rủi ro và kích thích cạnh tranh nội bộ bằng cách trải đều đơn hàng của mình cho các nhà máy, hiện không có một nhà máy nào đang sở hữu hơn 5% sản lượng hàng toàn cầu của Nike.
  • Không chỉ sản xuất, Nike còn sở hữu một hệ thống các công ty thu mua với văn phòng chính đặt ngay sát nguồn nguyên liệu. Bước đi này giúp Nike ngay lập tức cắt được phí “trung gian” và tận dụng khả năng am hiểu địa phương để đem về nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thấp nhất thị trường.
  • Bằng những chiến thuật “keo kiệt” trên, Nike trở thành một trong những tập đoàn sản xuất có mức chi phí sản xuất và vận hành tốt nhất, đem lại lợi nhuận gấp 2,5 lần trên mỗi sản phẩm bán ra so với đối thủ truyền kiếp của mình là Adidas.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Nescafe

Cấu thành chi phí của một đôi giày Adidas
Cấu thành chi phí của một đôi giày Adidas
Cấu thành chi phí của một đôi giày Nike
Cấu thành chi phí của một đôi giày Nike

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Nike

Phân tích mô hình SWOT của Nike tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Nike.

Chuỗi cung ứng chưa thực sự hoàn hảo: Dù đã trở thành thương hiệu thời trang có giá trị nhất thế giới với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, Nike vẫn rất khiêm tốn khi tự nhận rằng Chuỗi cung ứng của mình hiện vẫn chưa thật sự hoàn hảo và cần tiếp tục đổi mới để phát triển.

Bê bối truyền thông:

  • CEO Nike – ông John Donahoe đã có một tuyên bố chấn động, rằng Nike là một “thương hiệu của Trung Quốc”. Nike vướng phải làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc vì những phát ngôn liên quan đến tình hình sử dụng lao động tại Tân Cương. Họ tuyên bố rằng các sản phẩm của mình không sử dụng vải vóc hoặc nguyên vật liệu từ khu vực này – như bông Tân Cương. Vậy nên, phát ngôn của ông được cho là động thái xoa dịu đối với khách hàng tại thị trường tỷ dân này.
  • Tuy nhiên sau động thái xoa dịu ấy, Nike bất ngờ vấp phải một làn sóng tẩy chay khác, và lần này là trên phạm vi toàn cầu. Trên Twitter, hashtag #BoycottNike (Tẩy chay Nike) đã được lan tỏa rất rộng, với rất nhiều người khẳng định sẽ ngưng mua các sản phẩm đến từ thương hiệu này.
  • Cáo buộc bóc lột nhân công: Năm 2011, công nhân ở Indonesia, những người làm ra những đôi giày thể thao Converse, tố cáo các quản đốc của hãng này ném giày vào họ, tát tai họ, gọi họ là chó và heo. Scandal bóc lột, hành hạ công nhân đã ám ảnh hãng giày danh tiếng Nike.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Netflix

Chiến lược phân phối của Nike 1
Phân tích mô hình SWOT của Nike – Bê bối truyền thông

4. Opportunities (Cơ hội) của Nike

Phân tích mô hình SWOT của Nike tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Nike.

Thị trường đồ thể thao phát triển:

  • Thời trang thể thao (Activewear) là ngành hàng không bị ảnh hưởng khi covid-19 xảy ra, ngược lại nó còn cho thấy sự tăng trưởng đáng kể. Bất kỳ ông lớn nào như Nike, Puma, Adidas, Lululemon đều đang đẩy mạnh, tạo điều kiện để khách hàng có nhu cầu tiếp cận được sản phẩm.
  • “Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tỷ lệ GDP hộ gia đình chi hàng năm cho sức khỏe và thể chất cao nhất. Gần một phần ba người Việt Nam hiện nay được coi là tín đồ thể dục, điều này cho thấy Việt Nam là quốc gia có ý thức về sức khỏe nhất thế giới, và tỷ lệ này gần gấp đôi so với Hoa Kỳ ”- Randy Dobson, người sáng lập và chủ tịch của CMG.ASIA, chủ sở hữu của California Fitness & Yoga chia sẻ.
  • Theo báo cáo của công ty Ken Research, thị trường thể hình Việt Nam dự kiến ​​sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm tích cực là 19,5% về doanh thu trong giai đoạn 2018-2023. Thị trường đang ở giai đoạn phát triển với nhiều tiềm năng mở rộng trong tương lai ở cả khu vực nội thành và ngoại thành.
  • Cũng theo một cuộc khảo sát về hành vi sức khoẻ của của Statista, 44% người Việt Nam được hỏi cho biết họ tập thể dục rất nhiều, rất thường xuyên, vừa phải hoặc khá thường xuyên. Trong cùng một cuộc khảo sát, 89 phần trăm người được hỏi cho rằng mình rất khỏe mạnh hoặc khỏe mạnh.
  • Theo một báo cáo của Allied Market Research, thị trường quần áo thể thao toàn cầu được định giá là 167,7 tỷ đô la vào năm 2018; nó dự kiến ​​sẽ tăng lên 258 tỷ đô la vào năm 2026. Việc nói rằng quần áo thể thao là một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp thời trang thật sự không sai.
  • Trong khi coronavirus đã tàn phá hầu hết ngành công nghiệp thời trang, có một nhân tố duy nhất đang trên đà tăng trưởng và chiến thắng: thời trang thể thao. Hơn 15.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn nước Mỹ đã phải đóng cửa trong năm 2020 như là một cách để doanh nghiệp cầm cự. Nhưng sang năm nay cụm từ phá sản được nhắc tới như là một lối thoát duy nhất đối với họ.
  • Tạp chí Forbes cho rằng là các tên tuổi càng lớn càng sụp đổ như Neiman Marcus, JCPenney. Các doanh nghiệp này hầu hết là kinh doanh mặt hàng thời trang may mặc, số doanh nghiệp như vậy chiếm tới 50% trong tổng số các vụ phá sản. Trang NPC thì nhận định là Covid cũng giống như chiến tranh suy thoái và cách mạng, đều có ảnh hưởng trực tiếp tới phong cách ăn mặc của chúng ta.
  • Bài báo viết, nhiều người sau khi giãn cách và làm việc từ xa nhận thấy là phong cách ăn mặc 1 năm trước mới nặng nề gò bó làm sao, giờ nếu phải quay lại làm việc trực tiếp họ đều muốn mặc màu mè hơn tự do hơn và trông càng thích hơn.
  • Tất nhiên khó khăn mà các hãng thời trang đang gặp phải có là do chậm chuyển đổi sang dịch vụ bán hàng online, do đứt gãy chuỗi cung ứng hay là thị trường bão hòa thế nhưng những câu chuyện thành công của một số hãng thời trang thể thao lại cho thấy là sự thay đổi trong gu thời trang đang đóng vai trò quan trọng như thế nào.
  • Business Insider cho biết, hãng giày dép và quần áo thể thao Nike đã đạt doanh thu theo quý tài khóa kết thúc vào tháng 5/2021 cao kỷ lục trong lịch sử 50 năm của hàng với lợi nhuận 1,5 tỷ đô la trên doanh thu 12 tỷ đô la. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho rằng Nike đã đã khó được chiến lược tốt và nắm bắt thời điểm khi mà gu thời trang thay đổi để tạo ra nhiều sản phẩm hút khách.

Tự động hóa:

  • Một trong những bước đi được nhận xét là có thể thay đổi cục diện của cả ngành may mặc chính là Tự động hóa. Nhân công giá cao tại Mỹ là lý do chính mà các thương hiệu nổi tiếng tập trung sản xuất ở nước ngoài, nhưng với công nghệ ngày càng phát triển, Nike hoàn toàn có khả năng sản xuất tự động với chi phí cực rẻ ngay tại quốc gia sở hữu thị trường lớn nhất của mình.
  • Trích một báo cáo của Morgan Stanley: “Gần 20% hoạt động sản xuất giày thể thao của Nike và Adidas sẽ được tự động hóa hoàn toàn vào năm 2023 nhằm chạy theo nhu cầu “mua ngay, nhận ngay” của Thương mại điện tử.”
  • Nếu những dự báo trên trở thành hiện thực, ít nhất 1,3 triệu robot sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 3 năm tới với sự dẫn đầu của Nike. Theo tờ Sprunk: “Việc sản xuất ngay tại thị trường sẽ giảm thời gian từ khi thiết kế đến tay người tiêu dùng chỉ còn 10 ngày so với 60 ngày như hiện tại.”
  • Với vị thế dẫn đầu, Nike và chuỗi cung ứng của mình sẽ không ngừng tìm cách cắt giảm chi phí và gia tăng tốc độ phản ứng với thị trường. Và đó cũng chính là lý do thương hiệu thời trang có giá trị lớn nhất thế giới đã trở thành một Bậc thầy chuỗi cung ứng.

Người Việt ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động thể dục thể thao:

  • Khảo sát do Q&Me vào tháng 5 năm 2021 thực hiện để hiểu thêm về hành vi tập thể dục của người Việt, với số lượng người khảo sát là 1.406 người thường xuyên tập thể dục cơ bản.
  • Ba hình thức luyện tập chính là thể dục, thể thao và võ thuật. Thể dục là hình thức phổ biến nhất với 85%, thể thao với 37% và võ thuật chiếm 11%. Trong các môn thể dục thông thường thì số người đi bộ chiếm 66%, chạy bộ 61%, đạp xe chiếm 38%, tập thể hình chiếm 33%, hoạt động ngoài trời khác chiếm 28%.
  • Trong khi đó các môn thể thao được yêu thích nhất bao gồm đá bóng chiếm 56%, cầu lông 53%, bóng chuyền 37%, bơi lội chiếm 34% và các môn thể thao khách chiếm 23%. Võ thuật phổ biến với các môn Taekwondo chiếm 33%, Karate chiếm 33%, Boxing chiếm 25%, Vovinam chiếm 24% và Muay Thai chiếm 21%.
  • Khi được khảo sát về cách để nâng cao thể lực, bên cạnh việc tập thể dục thì người Việt chọn nhiều cách trong đó phổ biến nhất là ăn kiêng chiếm 60%, uống nhiều nước hơn và uống ít nước có đường 54%, ngủ sớm hơn chiếm 51%, chú ý tới chế độ dinh dưỡng chiếm 48%, duy trì cân nặng chiếm 46%, bổ sung thực phẩm chức năng và vitamin 37%, giảm stress chiếm 35% và bỏ thuốc và rượu bia chiếm 34%.
  • Đối với mục tiêu của việc luyện tập, tới 48% người được hỏi trả lời rằng họ cần chắc khỏe xương khớp, sau đó 43% muốn giảm stress, số lượng muốn giảm cân, nâng cao chất lượng giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống đều chiếm tới 40%, sau đó giảm nguy cơ bệnh tật chiếm 39%, cải thiện thói quen ăn uống 39%, nâng cao tâm trạng chiếm 36%, nâng cao giá trị bản thân 34$, sở thích cá nhân 27%, cải thiện da và trí nhớ 27%.
  • Đối với việc chi tiêu cho việc luyện tập, 72% người được khảo sát trả chi phí trong khi đó 28% là những người luyện tập miễn phí. 32% chi trả dưới 300.000 đồng/tháng, 26% chi trả từ trên 300.000 đồng tới 500.000 đồng/tháng, 7% chi trả từ 500.000 – 700.000 đồng/tháng và 6% chi trả trên 700.000 đồng/tháng.
  • Về địa điểm tập thể dục phổ biến thì tới 46% người được khảo sát trả lời là ở khu vực công cộng, sau đó là phòng gym chiếm 33%, ngoài ra là trung tâm thể thao/phòng sinh hoạt cộng đồng chiếm 7%, chuỗi phòng gym chiếm 6%, phòng học /phòng tập đặc biệt chiếm 3% và những nơi khách chiếm 4%.
  • Về lý do lựa chọn địa điểm tập, phần lớn đều lựa chọn về một không gian thoải mái, gần nhà là những lý do chính, tiếp theo là sự linh hoạt về thời gian, đồ tập tốt, có thể đi cùng gia đình hay bạn bè và có thể tập nhiều môn thể thao cùng một chỗ.
  • Các chuỗi phòng tập phổ biến nhất là City Gym 23%, California Fitness & Yoga 23%, Fit24 – Fitness & Yoga chiếm 19%, Getfit Gym & Yoga 10%, Newlife Gym 10%, Advance Fitness & Gym 6%, Vincharm Healthy Club 6% và những nơi khác chiếm 3%.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi

Chiến lược chiêu thị của Nike 1
Phân tích mô hình SWOT của Nike – Thị trường đồ thể thao phát triển

5. Threats (Thách thức) của Nike

Phân tích mô hình SWOT của Nike cuối cùng là Threats (Thách thức) của Nike.

Cạnh tranh mạnh mẽ:

  • Năm 2019, Decathlon – thương hiệu thể thao của Pháp đã chính thức khai trương cửa hàng thể thao đầu tiên tại Việt Nam với quy mô lớn, thiết kế các sản phẩm phù hợp nhu cầu người dùng Việt.
  • Dù đã có 1.513 cửa hàng lớn nhỏ tại 53 quốc gia, nhưng đến năm 2017 Decathlon mới thử nghiệm bán tại thị trường Việt Nam qua kênh online.
  • Khi nhận thấy tiềm năng thị trường đồ thể thao Việt Nam đang ngày càng nở rộ, Decathlon đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội với quy mô lên tới 4.300m2. Đây đều là những megastore (cửa hàng lớn) cung cấp đa dạng với 14.000 sản phẩm, trang phục, dụng cụ tập luyện và thi đấu cho hơn 70 môn thể thao.
  • Những thương hiệu Nike, Adidas, Lyning, Puma… từ chỗ chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất để xuất khẩu, đã tập trung bán sản phẩm. Đến nay, Nike và Adidas chiếm thị phần lên tới gần 40% ở Việt Nam.
  • Kelme – thương hiệu thể thao trung và cao cấp của Tây Ban Nha nhưng nhà máy đặt tại Trung Quốc. Sau hai năm đến Việt Nam thăm dò thị trường đã tham gia triển lãm này để tìm đối tác phân phối sản phẩm và muốn đầu tư mở nhà máy. Quản lý kinh doanh khu vực Asia của Kelme kỳ vọng, trong vòng 1 năm tới doanh số xuất hàng qua Việt Nam sẽ đạt giá trị 80.000 USD.
  • Trong khi đó, thương hiệu Attivo đến từ Singapore chuyên phân phối thiết bị tập gym, thể hình thể thao đến Việt Nam kinh doanh gần một 10 năm nay, với lượng khách đến từ trung tâm fitness khách sạn 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng…
  • Thống kê sơ bộ, cả nước hiện có tới trên 3.000 phòng tập gym, hàng ngàn sân cỏ nhân tạo, bể bơi. Không chỉ các giải bóng đá mà xe đạp đường phố, chạy bộ… được tổ chức thường xuyên theo tất cả các cấp độ. Điều này đã tạo nên cú hích, mở ra nhiều tiềm năng, với quy mô thị trường lớn. Trong đó, hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam cũng đã rót vốn sản xuất bóng thể thao, giày thể thao, quần áo trang phục, phụ kiện.
  • Tuy nhiên, việc giành miếng bánh thị phần hiện đầy khốc liệt. Các sản phẩm giày thể thao, trang phục với mức giá bình dân cũng chủ yếu do doanh nghiệp trong nước cung ứng, nhưng chịu sức ép cạnh tranh rất gay gắt từ hàng nhái, hàng giả của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới, chiếm đến 70%.

Hàng giả, hàng nhái:

  • Thay vì bỏ ra số tiền lớn để sắm đồ hiệu, nhiều người chi một khoản rẻ hơn để “tậu” những sản phẩm nhái. Việc này khiến các ông lớn trong ngành thời trang, xa xỉ phẩm đau đầu.
  • Theo tổng hợp của The Guardian vào tháng 5/2022, mỗi năm, tổng trị giá lượng hàng giả bán ra thị trường khoảng 600 tỷ USD. Cứ mỗi 100 sản phẩm hàng hiệu được bày bán sẽ có 10 món hàng giả được trà trộn bán cùng (10%).
  • Ước tính khoảng 80% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái. Thế nhưng, đó là trường hợp “lỡ” mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Thực tế, nhiều người chủ động tìm đến hàng nhái và cung theo cầu, các dịch vụ nhận sản xuất đồ giả cho khách hàng cũng không ít. Với thời trang, hàng giả là mối nguy hại mà bất kỳ thương hiệu nào cũng khiếp sợ vì chúng làm giảm giá trị nhãn hàng và kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của khách sạn Majestic

Chiến lược Marketing của Nike 1
Phân tích mô hình SWOT của Nike – Cạnh tranh mạnh mẽ

Brade Mar

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing