Phân tích mô hình SWOT của CGV

Phân tích mô hình SWOT của CGV, một trong những hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của CGV.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của CGV

CJ CGV là chuỗi rạp chiếu phim đa quốc gia của Hàn Quốc, ngoài thị trường nội địa, CGV còn có các chi nhánh trên toàn cầu. CGV được viết tắt từ 3 chữ cái bắt đầu của các từ: Cultural (văn hóa), Great (tuyệt vời) và Vital (thiết yếu cho cuộc sống). Hiện nay, chỉ tính riêng ở Hàn Quốc, chuỗi rạp đã có tổng cộng 142 địa điểm, 681 màn hình với hơn 100 ngàn ghế ngồi.

CGV bắt đầu như một nhóm kinh doanh rạp chiếu phim bên trong CJ CheilJedang vào năm 1995. CJ Golden Village cùng nhau thành lập vào năm 1996 bởi CJ Cheil Jedang của Hàn Quốc, Orange Sky Golden Harvest của Hồng Kông và Village Roadshow của Úc.

Tuy nhiên, hiện nay công ty được điều hành bởi CJ do Golden Harvest và Village Roadshow đã rút ra khỏi tập đoàn. CGV ra mắt multiplex đầu tiên ở Gangbyeon vào năm 1998. Công ty sau đó được sáp nhập vào CJ Golden Village và đổi tên công ty thành CJ CGV. Tháng 12 2004, CGV đã trở thành chuỗi rạp chiếu phim đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc.

CGV vượt qua tổng doanh số 100 triệu người xem vào năm 2004. Công ty ra mắt bộ phim kỹ thuật số đầu tiên vào năm 2006, SMART PLEX năm 2008, 4D PLEX năm 2009 và Cine City năm 2011. Năm 2006, CGV mở ra 8 địa điểm ở Trung Quốc và một ở Los Angeles, và đã tiếp quản chuỗi rạp lớn nhất Việt Nam (MegaStar Cineplex).

Vào năm 2011, Công ty CJ-CGV (Hàn Quốc) đã chiếm quyền khống chế tại MegaStar thông qua việc mua lại 92% cổ phần của công ty Envoy Media Partners (EMP). EMP hiện đang nắm 80% vốn góp trong Công ty TNHH Truyền thông MegaStar, đơn vị sở hữu cụm rạp cùng tên. 20% còn lại thuộc quyền nắm giữ của Công ty Văn hóa Phương Nam (Việt Nam).

Sau giao dịch trên, EMP trở thành một công ty con trực thuộc CJ-CGV. Tuy đã nắm giữ phần lớn cổ phần của MegaStar nhưng cho tới cuối năm 2013 vừa qua, CJ mới chính thức chuyển đổi thương hiệu MegaStar tại Việt Nam thành CGV. Theo đó, kể từ ngày 15/1/2014, toàn bộ cụm rạp MegaStar tại Việt Nam đã được đổi tên thành CGV cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn mới.

Thông qua những nỗ lực trong việc xây dựng chương trình Lớp học làm phim TOTO, CGV ArtHouse cùng việc tài trợ cho các hoạt động liên hoan phim lớn trong nước như Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội, Liên hoan Phim Việt Nam, CJ CGV Việt Nam mong muốn sẽ khám phá và hỗ trợ phát triển cho các nhà làm phim trẻ tài năng của Việt Nam.

CJ CGV cũng tập trung quan tâm đến đối tượng khán giả ở các khu vực không có điều kiện tiếp cận nhiều với điện ảnh, bằng cách tạo cơ hội để họ có thể thưởng thức những bộ phim chất lượng cao thông qua các chương trình vì cộng đồng như Trăng cười và Điện ảnh cho mọi người.

Tại Việt Nam, CGV hiện sở hữu 75 rạp chiếu phim, chiếm 61% thị phần rạp chiếu phim của Việt Nam (trong 9 tháng đầu năm 2017).

Bạn đã biết tổng quan về CGV. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của CGV.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Amazon

Tại Việt Nam, CGV hiện sở hữu 75 rạp chiếu phim, chiếm 61% thị phần rạp chiếu phim của Việt Nam
Tại Việt Nam, CGV hiện sở hữu 75 rạp chiếu phim, chiếm 61% thị phần rạp chiếu phim của Việt Nam

2. Strengths (Điểm mạnh) của CGV

Phân tích mô hình SWOT của CGV bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của CGV.

Hệ thống rạp rộng khắp:

  • Các địa điểm phân bổ vị trí của các rạp phim CGV được trải khắp TP.HCM và chủ yếu tập trung nhiều ở các khu trung tâm thành phố và những nơi tập trung đông dân cư. Đây có thể được xem là một lợi thế rất lớn cho CGV trong việc tiếp cận được khách hàng một cách nhanh chóng và tạo sự tiện dụng, nhanh chóng cho khách hàng thỏa mãn nhu cầu giải trí. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Tại Việt Nam, tính đến hết quý II/2022, CGV tiếp tục dẫn đầu thị trường với 54% thị phần. Doanh nghiệp này sở hữu 82 cụm rạp với tổng cộng 480 phòng chiếu. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Theo báo cáo của công ty mẹ, CJ CGV Việt Nam ghi nhận doanh thu 39,2 tỷ won, tương đương 692 tỷ đồng, tăng 148,1% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận hoạt động của cụm rạp đạt 4,2 tỷ won, tương đương 74,2 tỷ đồng. Lãi EBITDA (trước thuế, lãi vay và khấu hao) đạt 240 tỷ đồng. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Trước đại dịch, doanh thu của CGV Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định. Năm 2016, doanh thu thuần của chuỗi đạt 2.140 tỷ đồng, lãi gộp 369 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt khoảng 17%. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 93 tỷ đồng. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Giai đoạn 2017-2018, doanh thu thuần của công ty cải thiện dần, lần lượt đạt 2.623 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng 466 tỷ đồng và 351 tỷ đồng. Doanh nghiệp báo lãi 106 tỷ đồng trong năm 2017 nhưng lỗ 38 tỷ đồng vào năm 2018. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Trong năm 2019, doanh thu của CGV tăng trưởng 29%, đạt 3.708 tỷ đồng, báo lãi 122 tỷ đồng, mức cao nhất từ khi thành lập. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Dịch vụ, thiết bị, máy móc hiện đại:

  • Rạp chiếu phim CGV nổi tiếng với trang thiết bị hiện đại, được bảo trì thường xuyên hàng tháng, được lau dọn kĩ càng sau mỗi lần chiếu, dàn loa và thiết bị chiếu được đánh giá là đẳng cấp quốc tế, nhân viên được công ty trang bị những kỹ năng bán hàng, phục vụ cho khách hàng nhanh chóng và tốt nhất. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • CJ CGV là đơn vị duy nhất đầu tư cơ sở vật chất không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh thành xa như Đak Lak, Bình Định… nhằm giới thiệu phim Việt tới các khán giả ở khu vực này, cũng như mang đến những trải nghiệm về dịch vụ điện ảnh thực thụ. Có thể khẳng định, CJ CGV Việt Nam đã chấp nhận rủi ro đầu tư ở các địa phương này. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

 

Nguồn thu lớn từ bán bắp, nước:

  • Nguồn thu từ bắp, nước là một trong ba nguồn thu không thể bỏ qua. Kinh doanh thực phẩm tại rạp phim mang về nguồn lợi nhuận không nhỏ, bên cạnh bán vé và quảng cáo. Ước tình, việc kinh doanh thực phẩm mang lại cho rạp phim nguồn lợi nhuận tăng thêm 40-50%. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Combo bắp nước là điều mà CGV đang làm để làm tăng nguồn doanh thu đó. Đồng thời rạp phim còn bán các đồ lưu niệm liên quan đến những bộ đang “hot” trên thị trường hay cả những nhân vật được yêu thích. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Với các chi phí như trang thiết bị âm thanh, màn chiếu, các thiết bị hỗ trợ đi kèm như ghế nệm, thảm trải sàn, đèn dẫn… ước tính, chi phí để đầu tư cho một phòng chiếu phim chất lượng theo chuẩn quốc tế hiện nay vào khoảng 500.000 USD.Với từng ấy chi phí để đầu tư cho một phòng chiếu, doanh thu đóng góp chính vào lợi nhuận của các cụm rạp chính là tiền bán vé và cung cấp dịch vụ đi kèm.
  • Thực tế, việc thu lợi nhuận từ 1 bộ phim không hề đơn giản. Để đưa 1 bộ phim từ nhà sản xuất tới màn hình chiếu cho khán giả cần qua rất nhiều đơn vị liên quan. Hiện nay, các rạp chiếu phim thường áp dụng 2 hình thức để có thể được phép thuê một bộ phim và công chiếu tại cụm rạp của mình đó là đấu thầu và chia phần trăm theo lợi nhuận.
  • Bằng hình thức đấu thầu, rạp chiếu phim sẽ phải trả một khoản chi phí cố định cho hãng phân phối để được công chiếu bộ phim đó. Khoản doanh thu từ bán vé trừ đi số tiền trả trước cho hãng phân phối chính là lợi nhuận mà rạp chiếu thu về được.
  • Tuy nhiên, hình thức đấu thầu này đi kèm với rủi ro rất lớn đó là nếu doanh số bán vé quá thấp, rạp phim sẽ một mình chịu lỗ. Vì vậy, hiện nay, phương pháp này không được các rạp chiếu phim sử dụng nhiều. Hầu hết rạp chiếu phim sử dụng phương pháp thứ 2 đó là chia phần trăm theo doanh số bán vé.
  • Với hình thức chia phần trăm, rạp chiếu phim sẽ không phải trả tiền trước cho hãng phân phối, và sẽ nhận được 1 khoản tiền để bù đắp chi phí chiếu phim từ phía đơn vị phân phối. Đổi lại, đơn vị phân phối phim nhận được sẽ được phần trăm lợi nhuận dựa trên doanh thu bộ phim mang lại sau khi trừ khoản chi phí ban đầu.
  • Tuy nhiên, những rạp phim công chiếu trước thường chịu thiệt khi đã mất chi phí để quảng cáo cho bộ phim, trong khi các rạp chiếu sau có thể dựa theo đó để hút người xem mà không tốn chi phí quảng cáo. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận cũng là một hạn chế của hình thức kinh doanh này.
  • Sự bất đồng trong tỷ lệ phân chia lợi nhuận từng được cho là một trong những nguyên nhân khiến một số bộ phim không xuất hiện ở một số cụm rạp.
  • Hiện nay, các rạp chiếu phim đều có riêng một quầy phục vụ bắp rang bơ và nước ngọt. Tuy nhiên, giá hai loại thực phẩm tại đây cao hơn rất nhiều so với bên ngoài. Trung bình với 2 người đi xem phim, bạn sẽ phải chi thêm khoảng 100.000 – 150.000 đồng cho 2 cốc nước ngọt và 1 gói bỏng ngô. Trong khi nếu mua ở bên ngoài, giá có thể chỉ bằng 1 nửa hoặc 1/3. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Thông thường, chi phí cho mỗi phần bắp và nước gần bằng với giá một chiếc vé xem phim. Đây cũng là lý do các rạp chiếu đều cấm người xem mang đồ ăn bên ngoài vào phòng chiếu tuy nhiên lại đồng ý bán bỏng ngô, snack, nước ngọt… bên ngoài để khách hàng mang vào.
  • Điều này khiến thực phẩm ở rạp chiếu phim như một thị trường độc quyền, nơi chỉ có duy nhất 1 người bán. Khách hàng chỉ có thể lựa chọn mua với giá cao hoặc ngồi xem phim 2h đồng hồ không ăn uống gì. Việc kinh doanh thực phẩm trong rạp chiếu phim, mang lại cho các rạp chiếu nguồn lợi nhuận tăng thêm khoảng 40-50% lợi nhuận từ việc bán vé xem phim. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Uniqlo

Phân tích mô hình SWOT của CGV - Nguồn thu lớn từ bán bắp, nước
Phân tích mô hình SWOT của CGV – Nguồn thu lớn từ bán bắp, nước

3. Weaknesses (Điểm yếu) của CGV

Phân tích mô hình SWOT của CGV tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của CGV.

Chịu khoản phí lớn từ mặt bằng:

  • Từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019, ngành công nghiệp giải trí nói chung và điện ảnh, hoạt động chiếu phim nói riêng đã chịu những ảnh hưởng nặng nề. Cứ mỗi lần dịch bùng phát là một lần các rạp chiếu phải đóng cửa, kế hoạch sản xuất hoặc ra mắt phim cũng bị hoãn lại. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Là một ông lớn trên thị trường rạp chiếu phim, CGV không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Trong khi doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng, chuỗi này còn phải gánh nhiều chi phí lớn, đặc biệt là phí thuê mặt bằng.
  • Cũng vì vấn đề mặt bằng mà CGV đã đâm đơn kiện Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Lapen – đơn vị cho CGV thuê mặt bằng tại TP. Vũng Tàu. Cụ thể, báo Tuổi Trẻ đưa tin, TAND quận 1 đã thụ lý vụ tranh chấp hợp đồng thuê giữa nguyên đơn là Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam (CGV) và bị đơn là Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Lapen.
  • Đơn kiện cho biết ngày 21/11/2017, CGV ký hợp đồng thuê mặt bằng tại tòa nhà trung tâm thương mại Lapen Center (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) của Công ty Lapen, với mục đích đầu tư xây dựng và kinh doanh rạp chiếu phim. Thời hạn thuê là 20 năm tính từ ngày 9/8/2018, tiền thuê và phí dịch vụ là hơn 413 triệu/tháng. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Nguồn nhân lực không ổn định:

  • Tổng quan về nhân viên tại CGV đa phần là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian, làm việc theo ca. Đôi lúc như vậy sẽ xảy ra trường hợp ca làm bị thiếu người hay nguồn nhân lực tạm thời không đủ để hoạt động phục vụ cho khách hàng những lúc cao điểm. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Chưa dừng lại ở đó, mô hình bán thời gian cũng làm mất thời gian cho doanh nghiệp phải đào tạo lại cho những nhân viên mới và bị mất đi những nhân viên đã qua đào tạo. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Tiktok

Phân tích mô hình SWOT của CGV - Chịu khoản phí lớn từ mặt bằng
Phân tích mô hình SWOT của CGV – Chịu khoản phí lớn từ mặt bằng

4. Opportunities (Cơ hội) của CGV

Phân tích mô hình SWOT của CGV tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của CGV.

Chính phủ khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm:

  • Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”. Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản (theo thẩm quyền) về quy định hoạt động và quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh tế ban đêm. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Quan điểm của Đề án nêu rõ: Chủ động phát triển kinh tế ban đêm là phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế nhằm góp phần tận dụng tối đa thời gian, tạo thêm những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, đồng thời phục vụ tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân, người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Giữa tháng 8, bốn doanh nghiệp điện ảnh bao gồm CGV, BHD Star, Galaxy và Lotte Cinema gửi văn bản kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ quy định xử phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng với hoạt động chiếu phim sau 0h. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Các doanh nghiệp chiếu phim đưa ra kiến nghị trong bối cảnh nghị định 38/2021 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang ở giai đoạn sửa đổi, bổ sung và dự kiến thông qua vào tháng 11. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Nghị định này được ban hành vào năm 2021, trong thời COVID-19. Đến nay, theo các nhà rạp là quy định xử phạt hoạt động chiếu phim sau 0h không phù hợp với tình hình thực tế. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Dịch bệnh qua đi, kinh tế dần phục hồi:

  • Cho đến hết quý 1/2022, nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá là “nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á” khi yếu tố tiên quyết của nền tảng phục hồi là tình hình tiêm chủng toàn xã hội và ngăn ngừa dịch COVID-19. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Nhiều học giả quan tâm đến Việt Nam bất ngờ khi thấy 100% dân số trên 18 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 và đang bắt đầu tiêm đại trà cho trẻ từ 5 đến dưới tuổi. Việt Nam hiện vẫn là trong số các nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Cái “thực”này cho phép các chính sách phục hồi Việt Nam tự tin với các giá trị như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 6,5% năm 2022. Cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, được Quốc hội chuẩn y với gần 90% phiếu thuận, tăng thêm sức mạnh hành động cho guồng máy. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Ratings cũng nâng hạng BB với triển vọng tích cực cho Việt Nam và dự báo tăng trưởng GDP sẽ tăng tốc lên 6,1% vào năm 2022 và 6,3% vào năm 2023 (từ mức 2,6% năm 2021). Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Pharmacity

Phân tích mô hình SWOT của CGV - Chính phủ khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm
Phân tích mô hình SWOT của CGV – Chính phủ khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm

5. Threats (Thách thức) của CGV

Phân tích mô hình SWOT của CGV cuối cùng là Threats (Thách thức) của CGV.

Cạnh tranh giữa các hệ thống rạp:

  • Trong khoảng 4 – 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường điện ảnh Việt Nam đạt 35 – 40%. Tổng doanh thu từ các phòng vé năm 2014 đạt 83 triệu USD. Đến năm 2015, đại diện tập đoàn CJ Hàn Quốc nhận định, Việt Nam đã chính thức trở thành “thị trường trăm triệu USD” khi tổng doanh thu phòng vé đạt 130 triệu USD, tương đương hơn 2.800 tỷ đồng.
  • Hiện nay, rạp chiếu phim đã trở thành một điểm đến quan trọng trong cuộc sống giải trí của người Việt Nam. Theo một khảo sát cho thấy, 55% người Việt đến rạp chiếu phim một lần trong tháng hoặc thường xuyên hơn.
  • Điều này khiến cho thị trường điện ảnh Việt Nam trở thành “miếng bánh ngon” của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Riêng ở phân khúc rạp chiếu phim, hai tập đoàn đến từ Hàn Quốc là CJ-CGV và Lotte đang chiếm thế thượng phong với thị phần lần lượt 40% và hơn 30%. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Đứng đầu là CGV nhưng “người đồng hương” Lotte Cinema cũng không hề kém cạnh trong sự phát triển với hàng chục cụm rạp trên khắp Việt Nam. Bên cạnh hai “đại gia” Hàn Quốc, không thể không kể đến cụm rạp Platinum Cineplex và cụm rạp BHD (thuộc công ty TNHH Bình Hạnh Đan – BHD) với quy mô nhỏ hơn nhưng có lợi thế là doanh nghiệp “nội”. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Ngoài ra, các cụm rạp của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng đang trên đà phát triển như: Galaxy (Thiên Ngân), Cinebox rất phát triển tại TP.HCM. Hệ thống rạp Galaxy cũng “Bắc tiến” nhằm mở rộng thị phần với việc mở cụm rạp Galaxy Cinema Mipec Long Biên (Hà Nội) cùng những cái tên mới nhưng hứa hẹn sẽ lớn mạnh như: Mega GS của Công ty Sóng Vàng, hay Cinestar… Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Xu hướng xem phim tại nhà:

  • Dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn nền điện ảnh và hệ thống rạp chiếu khắp thế giới. Nếu những năm trước việc phát hành ngoài rạp luôn là ưu tiên số 1 và đem lại nguồn thu chính thì nay nhiều hãng phim lớn đã chọn phương thức phát hành ngoài rạp cùng lúc với phát hành trực tuyến. Không chỉ là giải pháp “cứu cánh” đem lại nguồn thu cho các nhà sản xuất phim mà việc Netflix có tới 42 đề cử Quả cầu vàng 2021 trong cả mảng điện ảnh lẫn truyền hình cho thấy vị thế của phim kỹ thuật số đã thực sự thay đổi. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Hãng Warner Bros thông báo sẽ phát hành toàn bộ các bộ phim dự định công chiếu trong năm 2021 trên nền tảng trực tuyến HBO Max, song song với việc công chiếu tại rạp. Mặc dù chiến lược này ban đầu chỉ nhằm ứng phó với dịch Covid-19, bởi mục đích của các nhà sản xuất vẫn là mong muốn đưa người xem đến rạp nhưng trước diễn biến khó lường của dịch bệnh phương thức này hiện vẫn là giải pháp “cứu cánh”.
  • Cùng với việc phát hành bổ sung theo phương thức mới, thời gian công chiếu của phim “bom tấn” cũng bị rút ngắn hơn thay vì 3 tháng (tức 90 ngày) chiếu rạp và những siêu phẩm điện ảnh này cũng sớm xuất hiện trên các kênh giải trí gia đình. Cùng với việc phát hành trên nhiều loại hình khác nhau đã giúp khán giả lựa chọn linh hoạt về khung giờ, địa điểm và cả cách thức trong việc thưởng thức điện ảnh. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Sự gia tăng của các dịch vụ trực tuyến đã mang lại cho người xem những khả năng chọn lựa hàng trăm, hàng nghìn bộ phim. Chỉ một cú nhấp chuột có thể đưa cả rạp bóng với nhiều siêu phẩm điện ảnh mới nhất có thể xuất hiện, đó là điều mà nhiều nhà sản xuất buộc phải linh hoạt để thích ứng. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Tại Việt Nam, các nhà sản xuất, rạp chiếu cũng chịu ảnh hưởng lớn từ Covid-19 song các nhà làm điện ảnh cũng đã kịp thời nắm bắt xu hướng và bắt đầu tham gia phát hành phim trên nền tảng số. Đã có một số phim Việt của các đơn vị sản xuất phim tư nhân được phát hành trên nền tảng Netflix như “Em chưa 18”, “Hạnh phúc của mẹ”, “Hậu duệ mặt trời”, “Lửa Phật”, “Ngôi nhà bươm bướm”, “Siêu sao siêu ngố”, “Trời sáng rồi ta ngủ thôi”, “Hương ga”, “Mẹ chồng”, “Về quê ăn tết”…
  • Thị trường phim trực tuyến trong nước cũng phát triển nhanh chóng. Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông tháng 11/2020 cho biết, Việt Nam có khoảng 35 doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trực tuyến, với 14 triệu thuê bao và tổng doanh thu đạt khoảng 9.000 tỷ đồng. Bên cạnh Netflix, hai nền tảng chiếu phim trực tuyến lớn là FPT Play và Galaxy Play cũng tăng trưởng. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Các Website xem phim lậu:

  • Theo thống kê của Cục Điện ảnh, hiện có hơn 400 Website phim tiếng Việt đang công khai chiếu hàng chục nghìn bộ phim trên Internet trong khi các tác phẩm chưa được chủ các website này mua bản quyền. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Vì phim được miễn phí và cập nhật các bộ phim mới rất nhanh, nó cũng biết chiều lòng khán giả khi đăng tải đầy đủ nội dung mà có thể khi ra rạp hoặc xuất hiện trên các kênh chính phim đã bị cắt bỏ do khâu kiểm duyệt. Văn hóa miễn phí đã trở nên phổ biến ở Việt Nam, thói quen xem phim, nghe nhạc “chùa” của không ít người là mảnh đất màu mỡ cho các website phim lậu phát triển. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.
  • Vậy muốn dẹp nạn website phim lậu, trước hết phải thay đổi từ chính thói quen xem “chùa” của công chúng. Công chúng nói không với web phim lậu, chắc chắn nó sẽ không có cơ hội tồn tại. Còn một khi công chúng vẫn còn thói quen xem phim miễn phí thì dù chúng ta dẹp trang này sẽ mọc ra trang khác, như vòi bạch tuộc, chặt rồi lại mọc. Đây là thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của CGV.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang

Phân tích mô hình SWOT của CGV - Xu hướng xem phim tại nhà
Phân tích mô hình SWOT của CGV – Xu hướng xem phim tại nhà

Brade Mar

5/5 - (7 bình chọn)

Cong-viec-Marketing