Báo cáo thường niên ACB 2021 – Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,2% lên 361.913 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 0,77%.
1. Tổng quan về Báo cáo thường niên ACB 2021
Báo cáo thường niên ACB 2021 – Năm 2022, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 558.187 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2021. Tiền gửi khách hàng đạt 421.897 tỷ đồng, cũng tăng 11%.
Dư nợ cho vay đạt 398.299 tỷ đồng, tăng 10% và sẽ được điều chỉnh tăng đến mức cao hơn khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu tăng đến 25%, kỳ vọng đạt 15.018 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Báo cáo thường niên ACB 2021 – Theo đánh giá của HĐQT ACB, hoạt động năm 2022 mặc dù khó khăn hơn, nhưng vẫn có cơ hội xuất phát từ kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi và kinh tế trong nước đã xuống đáy sẽ đi lên nhanh hơn.
Nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, nhất là từ quý II/2022, do đó, đòi hỏi một sự chuẩn bị dài hạn hơn về nguồn vốn. Việc quản trị và điều hành để vừa tiết giảm hợp lý chi phí vốn, vừa bảo đảm thanh khoản và nắm bắt cơ hội mở rộng cho vay là một vấn đề mà các ngân hàng sẽ đối diện thường trực trong năm 2022.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của ngân hàng ACB
Báo cáo thường niên ACB 2021 – Về kế hoạch tăng vốn, ACB dự kiến phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới).
Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia theo báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 31/12/2021.
Sau khi chia cổ tức, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý III/2022. Như vậy, nếu như tăng vốn thành công, Dragon Financial Holdings Limited vẫn là cổ đông lớn duy nhất của ACB với tỷ lệ sở hữu 6.92%.
Báo cáo thường niên ACB 2021 – HĐQT ACB cho rằng, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với ACB nhằm tăng thêm nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng.
Đồng thời, Ngân hàng còn có thêm nguồn vốn để xây dựng văn phòng làm việc, cải tạo, sửa chữa, di dời trụ sở kênh phân phối; đầu tư vào các dự án thực hiện chiến lược 2019-2024.
Còn kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, ACB dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.
Mức thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT và Ban Kiểm soát năm 2022 là 0,6% lợi nhuận sau thuế của ngân hàng theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm 2022.
Năm 2021, ACB cũng có tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận trước thuế đạt gần 12.000 tỷ đồng, tăng 25% và hoàn thành 113% kế hoạch.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,2% lên 361.913 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 0,77%.
Xem thêm: [PDF] Báo cáo thường niên ACB 2020
2. Tải Báo cáo thường niên ACB 2021
Brade Mar