Phân tích Chiến lược Marketing của Tencent, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Tencent liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Tencent
Tencent Holdings Ltd., còn được gọi là Tencent, là một tập đoàn công nghệ và giải trí đa quốc gia của Trung Quốc. Đây là công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên thế giới dựa trên các khoản đầu tư, với Tencent Games là công ty con tập trung vào xuất bản trò chơi.
Được thành lập vào năm 1998, các công ty con của nó Marketing trên toàn cầu các dịch vụ và sản phẩm khác nhau liên quan đến Internet, bao gồm giải trí, trí tuệ nhân tạo và công nghệ. Trụ sở hai tòa nhà chọc trời của tập đoàn, Tencent Seafront Towers (còn được gọi là Tencent Binhai Mansion) đặt tại Nanshan của Thâm Quyến.
Tencent là nhà cung cấp trò chơi điện tử lớn nhất thế giới cũng như là một trong những công ty có giá trị tài chính lớn nhất. Các dịch vụ của tập đoàn bao gồm mạng xã hội, âm nhạc, cổng web, thương mại điện tử, trò chơi di động, dịch vụ internet, hệ thống thanh toán, điện thoại thông minh và trò chơi trực tuyến nhiều người chơi.
Công ty đã vượt ngưỡng giá trị thị trường 500 tỷ USD vào năm 2018, trở thành công ty công nghệ châu Á đầu tiên vượt qua mốc định giá này. Kể từ đó, nó đã nổi lên như một công ty giao dịch công khai có giá trị nhất ở Trung Quốc, và nằm trong số các công ty công nghệ hàng đầu thế giới theo giá trị thị trường.
Trong các năm 2015, 2018 và 2020, công ty được Boston Consulting Group và Fast Company xếp hạng nằm trong số 50 công ty sáng tạo nhất thế giới. Tencent có cổ phần tại hơn 600 công ty và bắt đầu tập trung vào các công ty khởi nghiệp công nghệ ở châu Á vào năm 2017.
Vào tháng 1 năm 2021, với mức định giá gần 1 nghìn tỷ USD, giá cổ phiếu của Tencent đã giảm mạnh.
Bây giờ bạn đã biết về Tencent, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Tencent.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Tencent
2. Chiến lược sản phẩm của Tencent
Chiến lược Marketing của Tencent – Chiến lược sản phẩm của Tencent.
Mạng xã hội:
- Tencent QQ
Giải trí:
- Trò chơi điện tử: Tencent Games
- Truyền hình và điện ảnh: iTQQ, Tencent Pictures
- Truyện tranh: Tencent Comic
- Âm nhạc: QQ Music, JOOX
- Phát trực tuyến: Tencent Video
Thương mại điện tử: PaiPai.com, TenPay
Tiện ích: Soso.com, Sogou Search, Tencent Weibo
Y tế: WeChat Intelligent Healthcare, Tencent Doctorwork, AI Medical Innovation System (AIMIS)
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Tencent trong các Chiến lược Marketing của Tencent.
3. Chiến lược giá của Tencent
Chiến lược Marketing của Tencent – Chiến lược giá của Tencent.
Giống như các nền tảng truyền thông xã hội và nhắn tin khác, hầu hết các sản phẩm và dịch vụ của Tencent đều miễn phí cho người dùng. Đối với các sản phẩm khác có tính phí, công ty chủ yếu sử dụng chiến lược giá cả cạnh tranh.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Tencent trong các Chiến lược Marketing của Tencent.
4. Chiến lược phân phối của Tencent
Chiến lược Marketing của Tencent – Chiến lược phân phối của Tencent.
Trước làn sóng chống độc quyền nhắm vào các công ty công nghệ trong nước của Bắc Kinh, tỷ phú Pony Ma, giám đốc điều hành Tencent, đã tìm cách tránh các lệnh trừng phạt bằng cách hướng ra thị trường thế giới. Tập đoàn internet Trung Quốc Tencent Holdings dường như dần từ bỏ chiến lược nội địa để tiến đến hình thành nên một đế chế toàn cầu, mà đòn bẩy không gì khác ngoài mảng kinh doanh game đang phát triển rất mạnh của mình.
Công ty này đã tăng trưởng bằng cách hình thành những mối quan hệ đối tác với các công ty bản địa và liên tục đầu tư vào các thị trường mà họ đang nhắm đến, với nhiều ứng dụng siêu tiện lợi – như cổng tin nhắn WeChat, vốn có 1,2 tỷ người dùng – qua đó tạo nên nền tảng kinh tế vững chắc để vươn cao hơn nữa. Tencent Holdings hiện đứng trong top 10 công ty hàng đầu thế giới xét về giá trị vốn hoá thị trường, nhưng chính sự hiện diện ngày một rõ rệt hơn của họ trên thị trường toàn cầu đã dẫn đến những “va chạm” chính trị không mong muốn với Mỹ.
Tham vọng của Tencent thể hiện qua tựa game bom tấn tại thị trường Trung Quốc, Honor of Kings (Liên Quân Mobile tại thị trường Việt Nam). Trong tựa game này có một chức năng là đánh giá lại trận đấu thông qua video, cho phép người chơi xem lại chiến thuật đã sử dụng sau khi trận đấu kết thúc. Những đoạn video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo nhằm điểm lại một số tình tiết cụ thể. Tencent muốn mở rộng hơn nữa đối tượng khách hàng, như các công ty game chẳng hạn, bằng cách tận dụng những chức năng phổ biến như vậy.
Tại thị trường nội địa, Tencent (do Pony Ma thành lập vào năm 1998) đối đầu trực tiếp với Alibaba Group Holding vốn chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử. Nhưng với mức giá trị vốn hoá thị trường vượt quá 733 tỷ USD, họ còn là đối thủ không thể xem thường của các công ty công nghệ lớn tại Mỹ – bộ tứ được biết đến với tên gọi GAFA: Google, Apple, Facebook, và Amazon.
Thứ giúp Chiến lược Marketing của Tencent phát triển mạnh mẽ chính là mảng truyền thông xã hội và game. Theo công ty phân tích thị trường Mỹ Sensor Tower, các tựa game do Tencent phân phối là PUBG Mobile và Honor of Kings lần lượt xếp vị trí thứ nhất và thứ hai trong bảng xếp hạng doanh thu game di động trong năm 2020, với mức doanh thu gấp hơn hai lần các đối thủ xếp thứ 3 trở đi, bao gồm Pokemon Go của nhà phát triển Mỹ Niantic.
Không như hai đối thủ kỳ cựu Nintendo và Sony, vốn đều sở hữu những hệ console riêng, lĩnh vực chính của Tencent là di động. Nắm trong tay vũ khí quan trọng là hệ thống phân phối, hãng đã càn quét ngành công nghiệp game với chiến lược từ từ mở rộng nền tảng kinh tế bằng cách thực hiện những thương vụ đầu tư và những thoả thuận liên kết ấn tượng.
Tencent hiện đang hướng đến mục tiêu trở nên phổ biến trên toàn thế giới như Netflix, một công ty stream video của Mỹ với đà tăng trưởng thần tốc khi liên tục tạo ra những nội dung hấp dẫn nhờ nền tảng kinh tế vững chắc.
Trong ngành công nghiệp game, Chiến lược Marketing của Tencent tìm cách thâu tóm Riot Games – nổi tiếng với tựa game League of Legends, và Supercell – công ty từng thuộc sở hữu của nhà đầu tư công nghệ Nhật Bản SoftBank Group, nổi tiếng với tựa game Clash of Clans.
Công ty internet Trung Quốc nay còn “rung đùi” hưởng lợi từ các tựa game di động lớn sau khi đầu tư vào Bluehole, công ty Hàn Quốc phát triển nên PUBG, và Epic Games, nhà phát triển Fortnite vốn đang trong vụ kiện tụng với Apple liên quan phí phân phối sản phẩm trên App Store. Tencent còn có mối liên hệ chặt chẽ với các công ty game Nhật Bản, bao gồm nắm giữ cổ phần trong Marvelous – nhà phát triển Harvest Moon, và có một thoả thuận liên kết với Nintendo.
Gần đây hơn, Chiến lược Marketing của Tencent đang trong quá trình sáp nhập hai công ty live-stream game mà họ nắm giữ cổ phần, nhằm chiếm được quyền kiểm soát đối với các công ty này. Trong bối cảnh đại dịch virus corona đã kích thích nhu cầu chơi game ở những người phải thực hiện giãn cách tại nhà, Tencent cũng chứng kiến doanh thu mảng game di động trực tuyến tăng 45% trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2020.
Tencent, vốn có hoạt động kinh doanh xoay quanh WeChat, điều hành dịch vụ tin tức, stream nhạc và thanh toán WeChat Pay, cũng như dịch vụ đám mây của riêng mình. Họ còn tung ra nhiều ứng dụng mini, hoạt động trên nền tảng WeChat, và giúp tăng cường các chức năng của WeChat. Ví dụ, những ứng dụng mini này có thể mang lại cho người dùng khả năng đặt hàng bằng cách quét mã QR trên điện thoại trong các cửa hàng.
Chiến lược Marketing của Tencent còn đầu tư vào website thương mại điện tử Trung Quốc JD.com và nhà phát triển ứng dụng giao nhận thực ăn Meituan Dianping nhằm tăng cường các chức năng giao dịch điện tử của mình. Thông qua các khoản đầu tư và các mối quan hệ đối tác, Tencent còn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực công nghiệp khác, bao gồm phát triển phần mềm hoạt động trên xe hơi, trí tuệ nhân tạo, phát triển các hệ thống liên kết với các thành phố thông minh, và các dịch vụ đi nhờ xe và bản đồ.
Riêng tại Nhật Bản, Tencent đang đẩy mạnh chiến lược sử dụng game để mở rộng nền tảng kinh tế. Họ đã hợp tác với tập đoàn bản địa Mitsui & Co. và sử dụng dịch vụ đám mây của mình để hỗ trợ cho việc phát triển các ứng dụng mini. Tencent hướng đến mục tiêu bán dịch vụ này cho các công ty Nhật Bản mong muốn phát triển tại thị trường Trung Quốc. Hãng đang đàm phán với Mitsui về việc thành lập một công ty liên doanh.
Chiến lược đẩy mạnh phát triển các “siêu ứng dụng” của Tencent – những ứng dụng cung cấp cho người dùng một loạt các dịch vụ bao gồm thanh toán, truyền thông xã hội, giao nhận thức ăn và đi nhờ xe chỉ trong một ứng dụng duy nhất – đang đạt được những thành công, đặc biệt tại châu Á.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Tencent trong các Chiến lược Marketing của Tencent.
5. Chiến lược chiêu thị của Tencent
Chiến lược Marketing của Tencent – Chiến lược chiêu thị của Tencent.
Vào tháng 02/2022, Tencent Thâm Quyến đã sử dụng công nghệ AI để “cải tiến” giao diện trang web Tử Cấm Thành (The Forbidden City) trở thành một điểm đến thu hút các tín đồ yêu thích cổ vật và văn hóa truyền thống.
Trang web Tử Cấm Thành là một bảo tàng trực tuyến trưng bày các cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng người truy cập vào trang web này rất hạn chế vì giao diện không hấp dẫn và không thân thiện với các thiết bị di động. Với mục đích “tân trang” lại kho tàng di sản vô giá này, Chiến lược Marketing của Tencent đã thiết kế một giao diện bắt mắt và đưa người dùng phiêu lưu về thế giới cổ đại.
Với ý tưởng “The Palace In Your Pocket” (tạm dịch: Cung điện thu nhỏ trong túi của bạn), trang web mới cho phép người dùng tra cứu, tìm hiểu trực tiếp trên điện thoại về 600 cổ vật Tử Cấm Thành được lưu giữ trong gần 600 năm lịch sử.
Theo nghiên cứu, mỗi hoa văn nghệ thuật hình học như mây, hoa, rồng,… đã gắn liền với các cổ vật trong suốt các triều đại khác nhau của Trung Quốc, tồn tại trong hàng nghìn biến thể. Vì thế, Chiến lược Marketing của Tencent đã dùng công nghệ AI nghiên cứu từng mẫu hoa văn này để tạo ra các mã “solitaire” cho người dùng.
Trong trò chơi đánh bài, có thể hiểu “solitaire” là dạng xếp bài nhện. Người chơi sẽ sắp xếp những quân cờ ở những cột khác nhau để tạo thành một dãy bài liên tục. Tương tự như vậy, Tencent đã đưa ra sáng kiến, từ mỗi loại hoa văn sẽ xuất hiện trên hai hoặc nhiều cổ vật khác nhau, tạo ra hàng nghìn khả năng để xâu chuỗi các cổ vật nổi tiếng trong lịch sử.
Chỉ trong một tuần sau khi ra mắt, trang web đã ghi nhận 5 triệu lượt xem với thời lượng trung bình là 2 phút. Đây là một nỗ lực tái xây dựng thương hiệu hiếm hoi khi chuyển đổi phong cách lưu trữ cũ sang trải nghiệm kỹ thuật số hiện đại hơn. Các mã “solitaire” có tiềm năng trở thành một cách thức triển lãm mới trong tương lai.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Tencent trong các Chiến lược Marketing của Tencent.
Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Tencent, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Tencent.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Dutch Lady
Brade Mar (Tổng hợp)