Phân tích Chiến lược Marketing của Cif, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Cif liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Cif
Cif lần đầu được ra mắt tại Pháp vào năm 1965, là một chất tẩy rửa nhà cửa dạng kem và được bán trên thị trường để cạnh tranh với các sản phẩm bột tẩy rửa (scouring powders), thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever. Thương hiệu Cif còn có nhiều tên gọi khác tại hàng chục quốc gia mà nó có mặt (Jif, Vim, Viss, Handy Andy). Tại Thụy Điển, Anh Quốc và Nam Phi, các sản phẩm của thương hiệu Cif được bán ra dưới tên Vim, sau này được đổi thành Jif.
Tháng 01/2001, cái tên Jif ở hầu hết các quốc gia trên được đổi thành Cif để thực hiện hoạt động Marketing đồng bộ. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng tại Anh, Ireland vẫn tiếp tục gọi thương hiệu này là Jif. Tại Bỉ, Phần Lan và Bồ Đào Nha, nó được biết đến với tên thương hiệu là Vim trong một khoảng thời dài trước khi được đổi thành Cif.
Bây giờ bạn đã biết về Cif, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Cif.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về thương hiệu Cif
2. Chiến lược sản phẩm của Cif
Chiến lược Marketing của Cif – Chiến lược sản phẩm của Cif.
Xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đã và đang trở thành xu hướng. Bởi thế, các nhà sản xuất không ngừng tung ra các sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên. Nhãn hàng Cif cũng không là ngoại lệ.
Danh mục thương hiệu trong Chiến lược Marketing của Cif bao gồm 5 nhóm chính:
- Kitchen (Làm sạch nhà bếp)
- Bathroom (Làm sạch nhà tắm)
- Antibacterial (Làm sạch diệt khuẩn)
- Multipurpose (Làm sạch đa năng)
- Floors (Làm sạch sàn nhà)
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Cif trong các Chiến lược Marketing của Cif.
3. Chiến lược giá của Cif
Chiến lược Marketing của Cif – Chiến lược giá của Cif.
Chiến lược Marketing của Cif thực hiện chiến lược giá thâm nhập. Giá của Cif tùy thuộc vào dòng sản phẩm, kích cỡ cũng như chủng loại. Giá tham khảo một số sản phẩm Cif tại Việt Nam:
- Nước lau kính Cif 520ml: 25.000đ
- Kem tẩy đa năng nhà bếp Cif hương chanh 690g: 34.000đ
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Cif trong các Chiến lược Marketing của Cif.
4. Chiến lược phân phối của Cif
Chiến lược Marketing của Cif – Chiến lược phân phối của Cif.
Chiến lược Marketing của Cif được phân phối rộng rãi qua hệ thống phân phối của tập đoàn mẹ Unilever. Năm 2010 Cif được ra mắt tại Việt Nam, Với sức mạnh sạch sáng bóng vượt trội, loại bỏ hoàn toàn các loại vết bẩn, trên tất cả các loại bề mặt, kể cả các bề mặt cứng đầu… Sản phẩm chất tẩy rửa Cif đã nhanh chóng giành được lòng tin của các bà mẹ nội trợ ở Việt Nam.
Hệ thống phân phối của Unilever được trải dài khắp toàn quốc, bởi các hệ thống nhà phân phối Unilever, việc xây dựng thêm các nhà phân phối Unilever ở các tỉnh thành và có đội ngũ nhân sự bán hàng chuyên làm việc tại các nhà phân phối này nhằm mục đích tiếp cận và chăm sóc các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini trên toàn quốc.
Đối với một số tỉnh thành lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng các nhà phân phối Unilever có thể lên đến 5-7 Nhà phân phối, đối với một số tỉnh thành khác, dao động từ 2-3 nhà phân phối.
Các hệ thống phân phối của Unilever trải dài toàn quốc, chính vì vậy rất khó để có thể tìm kiếm được thông tin, danh sách của nhà cung cấp trên toàn quốc. Đối với mỗi cửa hàng tạp hóa, hay các siêu thị mini, sẽ có những nhà phân phối Unilever đóng trên địa bàn của mình, và chính họ cũng sẽ là đơn vị cung cấp cho khu vực đó theo sự phân chia địa bàn từ công ty Unilever Việt Nam.
Một trong 5 lựa chọn chiến lược quan trọng trong Chiến lược Marketing của Unilever chính là phát triển các thương hiệu có mục đích (Brand Purpose). Cụm từ Brand Purpose được nhắc rất nhiều vài năm trở lại đây, nó thể hiện những gì thương hiệu cam kết với hành tinh, xã hội ngoài việc kinh doanh, mua bán. Ba nhóm mục đích chính mà Unilever lựa chọn bao gồm:
- Cải thiện hành tinh (Improve the health of the planet): Hành động vì khí hậu (Climate Action); Bảo vệ và tái tạo thiên nhiên (Protect and regenerate nature); Không rác thải (Waste-free world)
- Cải thiện sức khỏe và niềm hạnh phúc (Im prove people’s health, confidence and wellbeing): Dinh dưỡng lành mạnh (Positive Nutrition); Sức khỏe và sự hạnh phúc (Health and Wellbeing)
- Cải thiện đời sống xã hội (Contribute to a fairer, more socially inclusive world): Công bằng, đa dạng và hòa nhập (Equity, diversity and inclusion); Nâng cao mức sống (Raise living standards); Nâng cao chất lượng việc làm (Future of work)
Xem chi tiết: Mô hình kinh doanh “The Unilever Compass” của Unilever PLC
Từ mô hình kinh doanh và chiến lược trên, công ty đã đưa ra các hướng tiếp cận cụ thể trong Chiến lược Marketing của Unilever như sau:
- Thấu hiểu người tiêu dùng (Consumer Insights): Sử dụng dữ liệu trong Trung tâm dữ liệu trên toàn cầu, kết hợp cùng các nghiên cứu người tiêu dùng truyền thống để phục vụ phát triển sản phẩm và Marketing.
- Đổi mới (Innovation): Sử dụng Consumer Insights và các chuyên gia đầu ngành để phát triển thương hiệu và sản phẩm. Năm 2020, Unilever đã chi 800 triệu Euro cho R&D.
- Nguồn cung ứng (Sourcing): Công ty chi 19 tỷ Euro mỗi năm cho nguyên liệu thô và các nguyên liệu sản xuất bảo bì; 13 tỷ Euro cho các dịch vụ hỗ trợ, bao gồm chi phí cho phương tiện truyền thông.
- Sản xuất (Manufacturing): Tất cả hơn 290 nhà máy của công ty đều sử dụng 100% năng lượng điện tái tạo và làm việc với hơn 700 nhà máy bên thứ ba.
- Hậu cần (Logistics): Mạng lưới hơn 400 nhà kho giúp cung cấp sản phẩm tới hàng triệu điểm bán tại hơn 190 quốc gia.
- Chiến lược Marketing của Unilever: Một trong những công ty chi tiền quảng cáo lớn nhất thế giới, Unilever muốn xây dựng những thương hiệu mạnh như Knorr hay Dove những sứ mệnh tuyệt vời.
- Bán hàng (Sales):Song song với việc kênh thương mại điện tử phát triển, các thương hiệu của công ty có mặt ở trên 25 triệu điểm bán lẻ toàn cầu. Đến năm 2025, công ty sẽ giúp 5 triệu nhà bán lẻ vừa và nhỏ phát triển bằng cách tiếp cận công nghệ kỹ thuật, tài chính.
- Tiêu dùng (Consumer Use): Mỗi ngày, có 2.5 tỷ người sử dụng các sản phẩm của công ty; đó cũng là 2.5 tỷ cách tiếp cận giúp cuộc sống bền vững một cách phổ biến.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Cif trong các Chiến lược Marketing của Cif.
5. Chiến lược chiêu thị của Cif
Chiến lược Marketing của Cif – Chiến lược chiêu thị của Cif.
Đi theo chiến lược phát triển của tập đoàn mẹ Unilever, Cif là một thương hiệu có sứ mệnh (Brand Purpose). Cif hiểu rằng trong một thế giới ngày càng ô nhiễm, đồng nghĩa với việc con người đang không coi trọng vẻ đẹp của chính nơi chúng ta đang sống.
Sứ mệnh của Cif trong Chiến lược Marketing của Cif là khôi phục vẻ đẹp của chính ngôi nhà và khu dân cư mà chúng ta đang sống. Nếu làm được điều này, nó sẽ có tác động tích cực tới bản thân mỗi người; giúp chúng ta tin tưởng hơn vào môi trường xung quanh và hòa nhập, gắn bó hơn với cộng đồng.
Với việc ngày càng có nhiều người chuyển tới các thành phố lớn để sinh sống, Cif ủng hộ mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, khuyến khích cộng đồng địa phương tận dụng các khu vực công cộng và phục hồi những khu vực bị suy tàn trong thành phố.
Để làm được điều này, Chiến lược Marketing của Cif đã phát động những chiến dịch vì cộng đồng (Purpose Campaigns) trong hơn 4 năm, khôi phục vẻ đẹp cho các khu vực công cộng và cải thiện điều kiện sống của mọi người.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Cif trong các Chiến lược Marketing của Cif.
Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Cif, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Cif.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Clear
Brade Mar (Tổng hợp)