Phân tích Chiến lược Marketing của AT&T, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của AT&T liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của AT&T
AT&T Inc. (ban đầu là American Telephone and Telegraph Company) là một công ty cổ phần tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Whitacre Tower ở Downtown Dallas, Texas. Đây là công ty viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất ở Hoa Kỳ. Tính đến năm 2020, AT&T được xếp hạng thứ 9 trong bảng xếp hạng Fortune 500 các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ, với doanh thu 181 tỷ USD.
Trong thế kỷ 20, AT&T độc quyền về dịch vụ điện thoại tại Hoa Kỳ. Công ty bắt đầu với tên gọi American District Telegraph Company, được thành lập tại St. Louis vào năm 1878. Sau khi mở rộng dịch vụ đến Arkansas, Kansas, Oklahoma và Texas, thông qua một loạt vụ sáp nhập, nó trở thành Southwestern Bell Telephone Company vào năm 1920, lúc đó là công ty con của American Telephone and Telegraph Company. Sau này công ty kế thừa Bell Telephone Company do Alexander Graham Bell thành lập vào năm 1877.
American Bell Telephone Company thành lập American Telephone and Telegraph Company (AT&T) vào năm 1885. Năm 1899, AT&T trở thành công ty mẹ sau khi American Bell Telephone Company bán tài sản của mình cho công ty con. Công ty được đổi tên thành AT&T Corp. vào năm 1994.
Vụ kiện chống độc quyền tại Hoa Kỳ năm 1982 dẫn đến việc các công ty con điều hành tại địa phương của AT&T (“Ma Bell”) bị hủy bỏ, được nhóm lại thành bảy công ty Regional Bell Operating Companies (RBOCs), thường được gọi là “Baby Bells”, dẫn đến việc hình thành bảy công ty độc lập, bao gồm cả Southwestern Bell Corporation (SBC) – sau này đổi tên thành SBC Communications Inc. vào năm 1995.
Vào năm 2005, SBC đã mua lại công ty mẹ cũ AT&T Corp và tiếp nhận thương hiệu của mình, với pháp nhân được hợp nhất đặt tên là AT&T Inc. AT&T Inc. mua lại BellSouth Corporation vào năm 2006 (công ty Baby Bell độc lập cuối cùng), thành lập liên doanh AT&T Mobility. AT&T Inc. cũng đã mua lại Time Warner vào năm 2016, với việc hợp nhất được đề xuất xác nhận vào ngày 12/06/2018, mục đích biến AT&T trở thành cổ đông kiểm soát và lớn nhất của Time Warner và đổi thương hiệu thành WarnerMedia vào năm 2018 .
AT&T hiện tại tái tạo lại phần lớn hệ thống Bell System trước đây, bao gồm 4 trong số 7 “Baby Bells” cùng với AT&T Corp.
Bây giờ bạn đã biết về AT&T, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của AT&T.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về AT&T
2. Chiến lược sản phẩm của AT&T
Chiến lược Marketing của AT&T – Chiến lược sản phẩm của AT&T.
Sau vụ kiện chống độc quyền tại Hoa Kỳ năm 1982, các công ty Baby Bells bao gồm 5 công ty thuộc AT&T:
- Southwestern Bell (AT&T Inc.), sau này đổi tên là SBC Communications
- Pacific Telesis (AT&T Inc.), được SBC mua lại vào năm 1997
- Ameritech (AT&T Inc.), được SBC mua lại vào năm 1999
- AT&T Corp. (AT&T Inc.), được SBC mua lại vào năm 2005
- BellSouth (AT&T Inc.), được AT&T mua lại vào năm 2006
- Bell Atlantic (Verizon Communications Inc.)
- NYNEX (Verizon Communications Inc.)
- US West (Lumen Technologies)
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của AT&T trong các Chiến lược Marketing của AT&T.
3. Chiến lược giá của AT&T
Chiến lược Marketing của AT&T – Chiến lược giá của AT&T.
AT&T là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới, do đó có tiếng nói mạnh mẽ về giá cả. Việc định giá các sản phẩm và dịch vụ phải được thực hiện rất cẩn thận vì họ đang cố gắng duy trì bản thân trong một thị trường rất cạnh tranh.
Chiến lược Marketing của AT&T cần phải duy trì bản thân với các đối thủ cạnh tranh để họ không bị gạt ra thị trường. Họ có các kế hoạch khác nhau như thoại, nhắn tin dữ liệu, kế hoạch chia sẻ điện thoại di động, quản lý kế hoạch, kế hoạch thiết bị dữ liệu, giảm giá quân sự và cựu chiến binh, gói trả trước… Ở đây, giá được đặt theo những người đang sử dụng dịch vụ và số tiền họ sẵn sàng trả theo mức sử dụng của họ.
Trên thị trường hiện nay mặc dù giá của AT&T không thuộc lại rẻ so với 2 nhà mạng giá rẻ như: MetroPCS hay Cricket. Thế nhưng danh tiếng của AT&T ở một đẳng cấp khác hẳn hai hãng này, hãng có đầy đủ cơ sở để đặt giá cao hơn so với những tên tuổi kém mình nhiều lần. Đối thủ mà hãng tập trung nhắm tới là Verizon nhà mạng số 1 tại Mỹ, với chiến lược định giá thấp hơn hãng cùng với đó là dịch vụ tương đương thì hãng thu về rất nhiều lượng khách hàng đổ sang từ nhà mạng khác trong đó có cả Verizon.
Hơn thế nữa việc AT&T cung cấp dịch vụ WatchTV nằm trong gói cước của hãng trong năm 2018 đã chính thức khiêu chiến với 2 đối thủ còn lại là Sprint và T-mobile (có Hulu, Netflix tương ứng). Dịch vụ tốt đi kèm theo mức giá rẻ hơn đối thủ thì Chiến lược Marketing của AT&T hoàn toàn dành được lợi thế trong việc thâu tóm thị phần trước các đối thủ khác.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của AT&T trong các Chiến lược Marketing của AT&T.
4. Chiến lược phân phối của AT&T
Chiến lược Marketing của AT&T – Chiến lược phân phối của AT&T.
Mới đây nhất thương vụ sáp nhập Time Warner vào AT&T trị giá 85,4 tỷ USD vẫn là một sự kiện chấn động làng truyền thông Mỹ cũng như thế giới. Đặc biệt, sự kết hợp giữa hai “ông lớn” này cũng báo hiệu một giai đoạn mới trong ngành truyền thông mà ở đó, các tập đoàn công nghệ lớn có xu hướng liên kết với các hãng sản xuất nội dung.
Theo chiến lược phát triển của AT&T, trong tương lai, HBO Now, một ứng dụng xem phim qua mạng internet, có thể sẽ là lựa chọn hợp lý cho những khách hàng không muốn dùng gói truyền hình cáp trả tiền đắt đỏ. Nếu như vậy, HBO Now có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với Netflix, Amazon và các dịch vụ video trực tuyến khác.
Toan tính Chiến lược Marketing của AT&T không nằm lại ở đó mà hơn thế hãng tập trung trải rộng “xúc tu” của mình đến những thị trường tiềm năng. Hãng viễn thông Mỹ AT&T đang nhắm tới thị trường Việt Nam bằng việc cung cấp dịch vụ giám sát, định vị cho ngành vận tải và kết nối xe ô tô qua 3G và 4G hợp tác cùng với ông lớn số một ngành viễn thông “Viettel”.
Sự đầu tư này vào thị trường Đông Nam Á này khiến giới chuyên gia nhận định Viettel như “hổ mọc thêm cánh”. Điều này rất được chờ đón ở tương lai khi mà hãng muốn nâng cao tầm nhận diện thương hiệu ở mức độ toàn cầu giống những công ty khác tại quê nhà đã làm với những quốc gia đặt chân tới.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của AT&T trong các Chiến lược Marketing của AT&T.
5. Chiến lược chiêu thị của AT&T
Chiến lược Marketing của AT&T – Chiến lược chiêu thị của AT&T.
So với các thương hiệu khác thì có lẽ AT&T là nhà mạng viễn thông rất thành công trong việc triển khai các kế hoạch của mình trên mạng xã hội truyền thông. Hãy nhìn vào những Chiến lược Marketing của AT&T trên Social Media thì có thể thấy hãng làm rất “tới” và thu hút những gì mà xã hội quan tâm và cần đến.
Với 6 triệu người theo dõi trên Facebook đây không phải là con số tồi với một thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực viễn thông như AT&T. Những bài đăng trên mạng xã hội của AT&T thường thu hút rất nhiều sự quan tâm và bày tỏ những ý kiến bình luận. Hãng đã nhắm vào những sự kiện người dùng quan tâm như vụ động đất tại Mexico.
Lồng ghép vào đó là những hoạt động từ thiện của hãng với người dân bản xứ, những sản phẩm của hãng được đưa vào một cách tự nhiên nhất với khách hàng. Hơn thế nữa, với sự kiện “Pride”, ủng hộ cộng đồng LGBT vào tháng 10 tại Mỹ, hãng đã thu hút rất nhiều sự ủng hộ đến từ cư dân mạng trong việc lan tỏa thông điệp về nhận thức về một vấn đề xã hội nhạy cảm, chưa được đề cập sâu.
Không chỉ dừng lại ở Facebook, Chiến lược Marketing của AT&T còn thể hiện sự “chỉnh chu” của mình lên nền tảng mạng xã hội lớn không kém là Instagram. AT&T đã đăng những bài của mình lên lồng ghép với những người nổi tiếng, có mức độ ảnh hưởng cao như Taylor Swift, nhà văn JK Rowling…
Hãng đã đưa những thông điệp của mình về những sự kiện xã hội như Worldcup, sự kiện ra mắt phim, hay cả chương trình được hãng tài trợ. Điều này rất phù hợp trong bối cảnh “Organic Marketing” (truyền thông tự nhiên) lên ngồi, các bài post video của hãng thường không quá lố và khách hàng có thể hiểu trọn vẹn những gì mà hãng muốn đề cập thông qua Chiến lược Marketing của AT&T.
Bản thân hãng cũng không thể ngờ đến Chiến lược Marketing của AT&T thành công không ngờ qua những Email gửi đến khách hàng. Mặc dù đây là chiêu thức được các thương hiệu khác triển khai, những với AT&T hãng đã đưa nó lên tầm cao mới với khả năng triệt để và đánh trúng vào thị hiếu của khách hàng.
Vào ngày “Black Friday” nhu cầu mua sắm của người dân Mỹ tăng rất cao và lợi dụng điều này, AT&T gửi những email đến khách hàng để khách hàng lựa chọn mua hàng ở Samsung hay LG trong cửa hàng của hãng. Với mỗi thẻ quà tặng 200 USD với Samsung và 300 USD với LG, hãng đã thu lại kết quả CTR rất khả quan với mỗi Email đến khách hàng trong dịp này.
Tỷ lệ chuyển đổi tăng lên tận 647%! Tỷ lệ chuyển đổi này đạt mức cực kỳ cao, nó đã nâng tỷ lệ nhấp lên 387 lần nhưng quan trọng hơn, khách hàng từ Online sang Offline tăng lên đáng kể. Với Chiến lược Marketing của AT&T lần này, hãng đã tận dụng thành công Email để “dụ” khách hàng đến với cửa hàng trong mùa mua sắm rộn ràng nhất năm. Một chiến lược đầy thông minh và đánh trúng khách thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà mạng số 2 nước Mỹ này.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của AT&T trong các Chiến lược Marketing của AT&T.
Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của AT&T, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của AT&T.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Mercedes-Benz
Brade Mar (Tổng hợp)