Các đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh

Các đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh bao gồm Co.opmart, WinMart, Go, Mega Market, Lotte Mart, FamilyMart, B’s Mart, Ministop, 7-Eleven, Circle K, Satrafoods, Emart, GS25.

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh
Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh

1. Tìm hiểu về Bách Hóa Xanh

Cuối năm 2015, Bách hóa XANH được đưa vào thử nghiệm với hình thức chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ, trái cây,…) và nhu yếu phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

 

Trải qua gần 6 năm phát triển, Bách hóa XANH đã có gần 2.000 siêu thị trên khắp các tỉnh thành ở Miền Nam, Miền Đông và Nam Trung Bộ và hơn 20 kho hàng phục vụ cho website BachhoaXANH.com chuyên cung cấp các sản phẩm đa dạng về chủng loại; giá cả hợp lý, nhân viên thân thiện, địa điểm dễ tiếp cận đối với người nội trợ.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh

Trải qua gần 6 năm phát triển, Bách hóa XANH đã có gần 2.000 siêu thị trên khắp các tỉnh thành
Trải qua gần 6 năm phát triển, Bách hóa XANH đã có gần 2.000 siêu thị trên khắp các tỉnh thành

2. Các đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh

Các đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh bao gồm Co.opmart, WinMart, Go, Mega Market, Lotte Mart, FamilyMart, B’s Mart, Co.op Food, Ministop, 7-Eleven, Circle K, Satrafoods, Emart, GS25.

2.1 Co.opmart

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – Co.opmart (còn được gọi là Co.op Mart, Co-opmart, Coopmart) là một hệ thống siêu thị bán lẻ của Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op). Co.opmart hiện là doanh nghiệp có nhiều siêu thị nhất Việt Nam, với hơn 140 siêu thị và đại siêu thị (bao gồm Co.opmart, Co.opmart SCA, Finelife, Co.opXtra và Co.opXtraplus).

Co.opmart hiện là doanh nghiệp có nhiều siêu thị nhất Việt Nam, với hơn 140 siêu thị và đại siêu thị
Co.opmart hiện là doanh nghiệp có nhiều siêu thị nhất Việt Nam, với hơn 140 siêu thị và đại siêu thị

2.2 WinMart

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – WinMart (tên cũ là Vinmart) là hệ thống siêu thị thuộc tập đoàn Masan, Việt Nam. Hệ thống này khai trương ngày 20 tháng 11 năm 2014. Theo thống kê của Vietnam Report, tính đến tháng 11/2017, VinMart và chuỗi cửa hàng con VinMart+ nằm top 2 nhà bán lẻ được người tiêu dùng quan tâm nhất và top 4 trên bảng xếp hạng 10 nhà bán lẻ uy tín năm 2017.

Tháng 5 năm 2019, VinMart có khoảng 111 siêu thị và khoảng hơn 1.800 cửa hàng VinMart+ trên gần 50 tỉnh thành với tổng diện tích mặt bằng kinh doanh hơn 300.000 m², số lượng nhân viên khoảng hơn 11.000 người. Đến tháng 8 năm 2019, con số VM và VM+ đã lên đến con số 2.200.

Các sản phẩm của VinMart bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế, quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, đồ chơi, v.v.

Tháng 10/2018, VinGroup mua lại chuỗi 23 siêu thị Fivimart, một thương hiệu đã có hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, và sáp nhập vào VinMart. Sau khi hợp nhất, số lượng siêu thị của Vin là khoảng hơn 100, cùng với hơn 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+.

Với cơ cấu tổ chức của VinMart được chia thành các tuyến chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận hay đơn vị đảm nhận thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ chức. Giám đốc là người có trách nhiệm cao nhất, ban hành các chiến lược và dự án xuống cho các bộ phận. các bộ phận nhận công việc từ giám đốc sau đó thực hiện sao cho thực hiện tốt nhất và đem lại lợi ích cao nhất cho công ty.

Cơ cấu tổ chức của VinMart có ưu điểm là thúc đẩy chuyên môn hoá kỹ năng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình. Nhưng bên cạnh đó cơ cấu tổ chức này còn có những nhược điểm, chỉ có những nhà quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận, còn những nhà quản trị thấp hơn chỉ có trách nhiệm với bộ phận mà mình quản lý.

Ngày 15 tháng 1 năm 2022, VinMart và VinMart+ chính thức đổi tên thành WinMartWinMart+.

WinCommerce với chuỗi siêu thị WinMart và chuỗi siêu thị mini WinMart+ cùng chuỗi trang trại WinEco
WinCommerce với chuỗi siêu thị WinMart và chuỗi siêu thị mini WinMart+ cùng chuỗi trang trại WinEco

2.3 Go

Cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021, Central Retail Việt Nam đã công bố từng bước đổi tên Đại siêu thị Big C thành Đại siêu thị GO!. Theo đó, các Đại siêu thị GO! khi hoàn tất việc đổi tên cũng được cải tiến không gian mua sắm, nâng cao chất lượng dịch vụ và hướng đến trải nghiệm khách hàng hoàn toàn mới.

Là một phần trong chiến lược mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam của Central Retail, việc chuyển đổi từ Big C sang Đại siêu thị GO! thể hiện sự am hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Việt. Đồng thời, mang lại hình ảnh trẻ trung, hiện đại hơn giúp tái định vị Big C vốn quen thuộc với người tiêu dùng Việt.

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh bao gồm Go
Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh bao gồm Go

2.4 Mega Market

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – Công ty MM Mega Market Việt Nam, thành viên thuộc tập đoàn BJC/TCC Thái Lan, đã khánh thành Trung tâm Bán sỉ Hiện đại đầu tiên vào năm 2002 tại TP. Hồ Chí Minh.

Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, MM Mega Market Việt Nam đã mở rộng thành 21 trung tâm Bán sỉ và Siêu Thị trên toàn quốc, cùng với 5 Trạm Cung ứng Hàng hóa, 2 Kho trung chuyển với hơn 4.000 Nhân viên và 2000 Đối tác Cung Ứng Sản Phẩm.

MM Mega Market Việt Nam (MMVN) xây dựng chiến lược hướng đến việc xây dựng Chuỗi cung ứng Hiện đại, giúp Kết nối trực tiếp từ Trang trại và Nhà sản xuất Địa phương với đa dạng Kênh phân phối, đảm bảo Nguồn gốc Hàng Hóa với trên 90% Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.

Là Đối tác Hàng đầu, MMVN cung cấp Giải pháp Phù hợp cho các nhóm Khách hàng Chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu Chất lượng ngày càng cao với Đa dạng chủng loại hàng hóa đi cùng Chính sách Giá cả cạnh tranh.

Hiện nay, MM Mega Market đang là Đối tác Cung cấp Hàng hóa đến hàng trăm ngàn Khách hàng Chuyên nghiệp, là các Khách sạn Cao cấp, Nhà hàng, Suất Ăn Công Nghiệp, Căn tin nhà máy, Văn phòng… trên khắp cả nước.

2.5 Lotte Mart

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – LOTTE Mart là một công ty của tập đoàn LOTTE Hàn Quốc, là chuỗi siêu thị lớn bán nhiều loại hàng tạp hoá, quần áo, đồ chơi, đồ điện tử và các hàng hoá khác. LOTTE Mart khai trương chi nhánh đầu tiên tại Guui-dong, Gang Byeon, Seoul, Hàn Quốc vào ngày 1 tháng 4 năm 1998.

Năm 2008, LOTTE Mart mở rộng ra thị trường nước ngoài tại các quốc gia: Trung Quốc (tháng 5), Indonesia (tháng 11), Việt Nam (tháng 12). Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2018, LOTTE Mart có tổng số 294 siêu thị trên toàn cầu: Hàn Quốc 123 siêu thị, Trung Quốc 112 siêu thị, Indonesia 46 siêu thị và Việt Nam 13 siêu thị.

Siêu thị LOTTE Mart đầu tiên tại Việt Nam là LOTTE Mart Nam Sài Gòn được xây dựng tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, cũng là nơi đặt trụ sở chính của LOTTE Mart Việt Nam.

Trong lĩnh vực bán lẻ, Lotte Mart được coi là một chuỗi Chain Store phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
Trong lĩnh vực bán lẻ, Lotte Mart được coi là một chuỗi Chain Store phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

2.6 FamilyMart

Khi mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1973, công ty đã quyết định lựa chọn “FamilyMart” để đặt tên cho cửa hàng với một mong muốn chân thành rằng khách hàng của công ty, hệ thống cửa hàng nhượng quyền thương mại và trụ sở chính của FamilyMart sẽ phát triển với nhau như một gia đình.

Trong giai đoạn tiếp theo, FamilyMart không ngừng nỗ lực để trở thành nhà cung cấp hạ tầng sống tốt đẹp và làm việc chăm chỉ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng theo sự thay đổi cấu trúc xã hội. Đồng thời, FamilyMart quyết tâm điều chỉnh mô hình kinh doanh nhằm đẩy mạnh đặc tính thuận lợi của những cửa hàng lân cận. Với sự ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Đài Loan vào năm 1988, FamilyMart một lần nữa đã ghi lại một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh doanh sang thị trường quốc tế.

Theo thống kê gần đây nhất vào ngày 30 Tháng 6, năm 2019, mạng lưới của FamilyMart trải dài khắp 8 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chủ yếu tập trung tại khu vực Châu Á, với hơn 23,800 cửa hàng. Nếu tiếp tục sát cánh cùng nhau trong sự nghiệp phát triển xã hội, FamilyMart hứa hẹn sẽ đem đến những đột phá mới trong tương lai.

2.7 B’s Mart

Chính thức hoạt động vào ngày 20/6/2013, hiện nay chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s mart đã sở hữu hơn 150 cửa hàng, trải khắp khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, B’s mart sẽ nhanh chóng mở rộng phát triển trên toàn quốc với mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu tại Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu mua sắm mạnh mẽ của người tiêu dùng, B’s mart ra đời hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng những giá trị tiêu dùng tốt nhất thông qua 4 phương châm chính: Tiện lợi 24/7; Tiết kiệm thời gian; Đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm; Phong cách bán lẻ hiện đại.

2.8 Ministop

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – Ministop là một chuỗi cửa hàng tiện lợi trực thuộc Tập đoàn AEON Nhật Bản, điều hành chuỗi nhượng quyền cửa hàng tiện lợi Ministop tại Nhật Bản. Không giống như hầu hết các cửa hàng tiện lợi khác ở Nhật Bản, các cửa hàng Ministop có nhà bếp luôn chuẩn bị để phục vụ cho khách hàng những thứ như: bánh mì, đồ ăn nhẹ và lấy hộp ben-tô theo yêu cầu, đồng thời có khu vực mà khách hàng có thể ngồi xuống và ăn ngay lập tức.

2.9 7-Eleven

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh bao gồm 7-Eleven.

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – 7-Eleven, Inc. (cách điệu là 7-ELEVEN) là một chuỗi cửa hàng tiện lợi bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, có trụ sở tại Dallas, Texas. Chuỗi cửa hàng được thành lập vào năm 1927 như một cửa hàng kho lạnh (ice house) ở Dallas. Nó được đặt tên là Tote’m Stores từ năm 1928 đến năm 1946. Sau khi 70% công ty được mua lại bởi một chi nhánh của Ito-Yokado vào năm 1991, nó đã được tổ chức lại như một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Seven & I Holdings.

7-Eleven hoạt động, nhượng quyền thương mại và cấp phép cho 78,029 cửa hàng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 11 năm 2021.

Xem chi tiết:Chiến lược Marketing của 7-Eleven

7-Eleven là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Seven & I Holdings
7-Eleven là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Seven & I Holdings

2.10 Circle K

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – Circle K Stores, Inc. là một chuỗi cửa hàng tiện lợi toàn cầu, thuộc sở hữu của tập đoàn đa quốc gia Canada Alimentation Couche-Tard. Được thành lập vào năm 1951 tại El Paso, Texas, công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 1990 và trải qua một số chủ sở hữu, trước khi được Alimentation Couche-Tard mua lại vào năm 2003.

Tính đến tháng 2 năm 2020, Circle K có 9,799 cửa hàng ở Bắc Mỹ (chủ yếu ở Hoa Kỳ và Canada), 2,697 cửa hàng ở châu Âu và thêm 2,380 cửa hàng hoạt động theo thỏa thuận nhượng quyền thương mại trên toàn thế giới.

Vào năm 2015, Circle K đã ra mắt Logo và bộ nhận diện thương hiệu mới, và Couche-Tard tuyên bố rằng họ sẽ triển khai thương hiệu trên toàn cầu, bao gồm Canada (đổi thương hiệu từ thương hiệu Mac), Châu Âu (đổi thương hiệu từ thương hiệu Statoil) và Hoa Kỳ (đổi thương hiệu từ thương hiệu Kangaroo Express và cập nhật thương hiệu Circle K hiện có).

Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của Circle K

Circle K thuộc sở hữu của Alimentation Couche-Tard
Circle K thuộc sở hữu của Alimentation Couche-Tard

2.11 Satrafoods

Thành lập ngày 2.11.1995, đến nay SATRA là một trong 10 doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trực thuộc UBND TP.HCM với khoảng 60 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chế biến & thương mại dịch vụ; sở hữu các doanh nghiệp thành viên, các công ty con có thương hiệu và uy tín lâu năm trong lĩnh vực thực phẩm như VISSAN, CJ Cầu Tre, Cofidec, Heineken Việt Nam, chợ đầu mối nông thủy hải sản Bình Điền.

Trong nhiều năm qua, thương hiệu Satrafoods với tiêu chí “Hàng tận gốc – Tươi mỗi ngày” đã cung cấp cho người tiêu dùng trợ những thực phẩm tươi, ngon, có xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý và nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các sản phẩm như thịt heo 100% VietGAP của VISSAN, gạo SATRA, 100% rau, củ, quả an toàn, dòng thực phẩm sơ chế, tẩm ướp hợp vệ sinh…

2.12 Emart

Với vai trò là chuỗi siêu thị bán lẻ số một tại Hàn Quốc, đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – Emart hiện là một phần không thể thiếu của Shinsegae – tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc với các định dạng kinh doanh đa dạng có thể kể đến như Starbucks Hàn Quốc, trung tâm thương mại Shinsegae, hệ thống Premium Outlet, v.v.

Năm 1993, Emart bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc, và tiến hành tiếp nhận lại Walmart Hàn Quốc vào năm 2006. Hiện nay, Emart là công ty bán lẻ toàn cầu với hơn 160 cửa hàng đang hoạt động tại Hàn Quốc cùng với các chi nhánh văn phòng đặt tại Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – Emart đang trở thành công ty bán lẻ dẫn đầu thế giới bằng việc kiến tạo phong cách sống vui tươi cho khách hàng, và kiến tạo giá trị lợi ích cho sự phát triển cộng đồng địa phương dựa theo tôn chỉ hoạt động của công ty. Hiện tại, Emart đang mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam vì đây được xem là nền kinh tế phát triển nhanh chóng và đầy tiềm năng.

2.13 GS25

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – GS25 là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc được điều hành và sở hữu bởi GS Retail. GS25 rõ ràng là chuỗi cửa hàng tiện lợi số 1 vì công ty này được khách hàng yêu thích đến mức nó đã được xếp hạng số 1 trong 8 năm trong một đánh giá đáng tin cậy được gọi là KS-SQI (Chỉ số Chất lượng Dịch vụ Tiêu chuẩn Hàn Quốc).

Đối thủ cạnh tranh của Bách Hóa Xanh – GS25 có hầu hết các sản phẩm thực phẩm khác nhau, từ thực phẩm và rau quả cho đến trái cây và các thành phần khác. Do đó, phù hợp với nhiều nhóm người sử dụng GS25. Các bà nội trợ thường mua nguyên liệu từ GS25, sinh viên mua đồ ăn nhẹ để ăn và công nhân có thể nhận thức ăn ngay. GS cũng bán những thứ cho quà tặng như thịt, rượu, thực phẩm lành mạnh và dụng cụ nhà bếp.

Mọi người có thể gửi quà tặng cho người khác bằng cách sử dụng trang web GS25. Đặc biệt là thực phẩm HMR là một sự bùng nổ lớn ở Hàn Quốc và GS25 cũng giao dịch với họ. Doanh số bán thực phẩm HMR của họ tăng đáng ngạc nhiên trong năm 2018, ghi nhận mức tăng trưởng 86% so với năm 2017.

Brade Mar

4.6/5 - (13 bình chọn)

Cong-viec-Marketing