Buzz Marketing là một thuật ngữ không phải quá mới, đây là một trong những công cụ Marketing lan truyền hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh mạng xã hội đang ngày một phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Vậy Buzz Marketing là gì? Cách Buzz Marketing hoạt động?
Mục lục
1. Buzz Marketing là gì?
Buzz Marketing là một kỹ thuật Viral Marketing (Marketing lan truyền), tập trung vào việc tối đa hóa việc truyền miệng của một chiến dịch hoặc sản phẩm. Chiến lược này có thể thúc đẩy các cuộc trò chuyện giữa gia đình và bạn bè của người tiêu dùng hoặc các cuộc thảo luận quy mô lớn hơn trên các nền tảng truyền thông xã hội. Bằng cách khiến người tiêu dùng nói về các sản phẩm và dịch vụ, các công ty sử dụng Buzz Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu thông qua lưu lượng truy cập trực tuyến nhiều hơn và tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận.
Một ví dụ về Buzz Marketing là nếu một công ty quảng bá sản phẩm thông qua một chương trình thực tế trên truyền hình hoặc xuất hiện trong các bộ phim, nơi người tiêu dùng có thể sẽ nhận ra sản phẩm và chia sẻ thông tin của họ qua các cuộc trò chuyện hàng ngày hoặc trực tuyến. Một thuật ngữ khác cho Buzz Marketing là Astroturfing.
Buzz Marketing trên các nền tảng trực tuyến thường được triển khai với sự hợp tác của những người có ảnh hưởng (influencers). Đó là những người được thuê để giới thiệu sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm của họ về sản phẩm và tạo ra các cuộc trò chuyện về thương hiệu. Những người này thường có danh tiếng và lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội (chẳng hạn như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok hay Youtube). Họ có tầm ảnh hưởng đối với những người theo dõi họ.
Ý kiến của những người ảnh hưởng được chú ý nhiều hơn và có thể có tác động tích cực đến nhận thức về sản phẩm và doanh số bán hàng. Các Marketers đặt mục tiêu hợp tác với những người có ảnh hưởng này để xây dựng danh tiếng thương hiệu. Một số Marketers nhắm mục tiêu đến những người được gọi là “Connectors”. Họ là những tên tuổi lớn, có thể tạo uy tín và tương tác ngay lập tức với một sản phẩm.
Xem thêm: Marketing truyền miệng là gì? 3 Ví dụ về Marketing truyền miệng
2. Buzz Marketing hoạt động như thế nào?
Social Media Marketing (Marketing trên nền tảng mạng xã hội) là một thành phần chính của Buzz Marketing. Facebook và Twitter là hai trong số các nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu, nơi các thương hiệu tìm cách duy trì sự hiện diện. Hiện nay, TikTok đang nổi lên và cho thấy đây là một đối thủ đáng gờm, dễ dàng thay thế Facebook. Sử dụng các nền tảng này để triển khai Buzz Marketing, công ty có thể:
- Tương tác với khách hàng
- Nhận phản hồi
- Giải quyết các vấn đề hoặc mối quan tâm
- Quảng bá sản phẩm và dịch vụ
Các chiến thuật Buzz Marketing trực tuyến khác bao gồm:
- Thu hút các blogger và người có ảnh hưởng để tạo ra các câu chuyện có tính lan truyền cao. Các công ty thường cho phép các blogger hoặc người nổi tiếng hay các bên truyền thông thử sản phẩm mới trước khi tung hàng để họ có thể đưa ra các ý kiến lan tỏa.
- Sử dụng các diễn đàn hay trang Web để thúc đẩy các cuộc trò chuyện hoặc cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp.
- Tạo cộng đồng kết nối khách hàng như câu lạc bộ (chẳng hạn các Facebook Group).
3. Ví dụ về Buzz Marketing
Thử thách xô nước đá (ALS):
- Phong trào trên nền tảng mạng xã hội này liên quan đến việc một cá nhân đổ một thùng nước đá lên đầu họ và thách thức một người khác. Mục đích của thử thách là thúc đẩy nhận thức về bệnh xơ cứng teo cơ bên (ALS), còn được gọi là bệnh Lou Gehrig.
- Chiến dịch đã giúp quyên góp cho các tổ chức như ALS Association và ALS Therapy Development Institute
Dell on campus:
- Dell đã thực hiện một chiến dịch trong khuôn viên trường đại học vào năm 2016 để nâng cao độ nhận biết thương hiệu. Thương hiệu đã cử các đại sứ thương hiệu tham gia với sinh viên và tổ chức các cuộc trò chuyện có ý nghĩa về các sản phẩm của Dell.
- Chiến dịch này đã tạo ra những tương tác một cách sâu sắc với người tiêu dùng và giúp thương hiệu gia tăng độ nhận biết.
- Wendy’s nổi tiếng với các tương tác mang tính lan truyền cao trên mạng xã hội trên Twitter. Đây là một trong những thương hiệu có lượng tương tác tốt nhất trên nền tảng Twitter.
- Vào năm 2017, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng đã cố gắng tạo ra tiếng vang trên Twitter bằng cách hứa hẹn trao thưởng 1 năm ăn tại Wendy’s hoàn toàn miễn phí cho một người dùng đạt 18 triệu lượt retweet đầu tiên.
- Dòng tweet này nhanh chóng lan truyền, đạt hàng triệu lượt retweet chỉ trong vài ngày. Nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, những người nổi tiếng và thậm chí cả chính nền tảng Twitter đã giúp người đó đạt được mục tiêu.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Wendy’s
4. Các loại hình Buzz Marketing
Theo Mark Hughes, có 6 loại câu chuyện có thể gây chú ý, tạo bão mạng truyền thông (Buzz Marketing), bao gồm:
- The Taboo (Chuyện cấm kỵ): Chuyện Sex, tục tĩu, nhảm nhí; chuyện bị cấm, tuyệt đối không được làm
- The Unusual (Chuyện bất thường): Câu chuyện từ trước giờ chưa xảy ra
- The Outrageous (Chuyện chọc giận): Chuyện gây xúc phạm, chọc giận công chúng
- The Hilarious (Chuyện gây cười): Chuyện hài hước
- The Remarkable (Chuyện gây chú ý): Chuyện lạ
- The Secrets (Chuyện bí mật)
Xem thêm: 6 nguyên lý tạo Viral Marketing
Brade Mar