7 chiến lược điều chỉnh giá trong Marketing

Giá là yếu tố phụ thuộc vào rất nhiều phòng ban công ty chứ không chỉ riêng phòng Marketing. Những chiến lược điều chỉnh giá cần được nhà quản trị nắm rõ và áp dụng phù hợp trong từng điều kiện thị trường.

1. Điều chỉnh giá chiết khấu và trợ giá (Discount and Allowance Pricing)

Chiết khấu thanh toán: thanh toán sớm được chiết khấu cao

Chiết khấu số lượng: lượng hàng mua càng lớn, chiết khấu càng cao

Chiết khấu chức năng (Functional Discount-trade discount): cửa hàng có thể có thêm các chức năng bán, trải nghiệm khách hàng, lưu trữ hàng, giữ thông tin giao dịch. Nếu cửa hàng tăng hay giảm chức năng, giá có thể tăng hay giảm

Chiết khấu theo mùa: mua hàng hóa trái mùa cao điểm được chiết khấu

Phụ cấp: Chiết khấu cho đại lý để đại lý tham gia 1 số chương trình của doanh nghiệp

Điều chỉnh giá chiết khấu và trợ giá
Điều chỉnh giá chiết khấu và trợ giá

2. Điều chỉnh giá theo phân khúc (Segmented Pricing)

Khách hàng: Các nhóm KH khác nhau trả các mức giá khác nhau (Dưới 22 tuổi mua vé xem phim rẻ hơn)

Loại sản phẩm: Các phiên bản khác nhau được định giá khác nhau

Hình ảnh: Các sản phẩm phần lớn giống nhau, có bao bì nhãn mác khác nhau vẫn có thể được định giá khác nhau (Thường thấy ở mỹ phẩm)

Vị trí: Vị trí càng thuận lợi giá càng cao (Ngồi cần sân khấu ca nhạc giá càng cao)

Thời điểm: Vào các thời điểm khác nhau, các mức giá khác nhau

Điều kiện áp dụng định giá phân khúc:

  • Lượng cầu của các phân khúc trên thị trường khác nhau
  • Không thể mua hàng ở phân khúc giá thấp rồi bán cho phân khúc giá cao
  • Đối thủ không thể bán rẻ hơn doanh nghiệp ở phân khúc giá cao
  • Chi phí phân khúc và quyết định giá phân biệt không vượt quá lợi nhuận thu được từ hoạt động này.
  • Việc áp dụng không gây bất mãn cho khách hàng
  • Hợp pháp
Điều chỉnh giá theo phân khúc
Điều chỉnh giá theo phân khúc

3. Điều chỉnh giá khuyến mãi (Promotional Pricing)

Giảm giá nhãn hàng chính: Giảm giá nhãn hàng chính để kích thích bán hàng

Giá đặc biệt dịp đặc biệt: Giảm giá sản phẩm vào một số thời điểm

Hỗ trợ lãi suất: Thay vì giảm giá, các doanh nghiệp hỗ trợ lãi suất cho KH

Thời hạn trả dài: Người bán cho kéo dài thời hạn trẻ nợ để người mua chỉ phải trả 1 khoản nhỏ mỗi tháng

Thỏa thuận dịch vụ và bảo hành: Khuyên khích bán hàng bằng cách thêm thời hạn bảo hành hay dịch vụ cộng thêm (Thường thấy ở thị trường công nghiệp)

Chiết khấu tâm lý: Khiến KH nghĩ mình mua được rẻ (Bảo đảm hợp pháp)

Điều chỉnh giá khuyến mãi
Điều chỉnh giá khuyến mãi

4. Điều chỉnh giá theo tâm lí (Psychological Pricing)

Tâm lí giá tham chiếu

Các con số: Trong marketing, tâm lý của khách hàng về giá cả là điều vô cùng quan trọng. Mọi người đã bao giờ thắc mắc tại sao các doanh nghiệp luôn đặt giá sản phẩm là một con số rất lẻ. Lấy một ví dụ đơn giản, khách hàng sẽ sẵn lòng mua một chiếc điện thoại giá 5.990.000 đồng thay vì 6.000.000 đồng dù mức chênh lệch chỉ là 10.000 đồng.

5. Điều chỉnh giá theo khu vực (Geographical Pricing)

Còn được gọi là “định giá tiền vận chuyển”. Đây là hoạt động điều chỉnh giá bán của hàng hóa, dịch vụ tùy theo địa điểm của khách hàng, có thể dựa trên chi phí vận chuyển, mức thuế tại từng khu vực hoặc mức giá người mua sẵn sàng trả.

Điều chỉnh giá theo khu vực
Điều chỉnh giá theo khu vực

6. Điều chỉnh giá động/ Đấu giá (Dynamic Pricing)

Điều chỉnh giá động là một đặc điểm chính của đấu giá. Định giá động hàm ý giá cả không cố định mà thay đổi theo nhu cầu và nguồn cung ứng trên thị trường. Hình thức phổ biến nhất có thể kể đến eBay.

Trái lại, giá cả của catalog thì không thay đổi, thí dụ như giá tại cửa hàng bách hóa, siêu thị và hầu hết cửa hàng trực tuyến. Định giá động xuất hiện ở một số hình thức.

Các hình thức lâu đời nhất có lẽ là thương thảo (negotiation) và trả giá (bargaining) diễn ra tại các thị trường ngoài trời (open-air).

7. Điều chỉnh giá quốc tế (International Pricing)

Giá quốc tế là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế giới.

Điều chỉnh giá quốc tế
Điều chỉnh giá quốc tế

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu 7 chiến lược điều chỉnh giá phổ biến được sử dụng rộng rãi trong Marketing. Ngoài việc điều chỉnh giá, người làm Marketing cũng cần chú ý đến các quyết định thay đổi về giá để thích ứng với thị trường.

Xem thêm: 2 dạng phản ứng với các thay đổi về giá trong Marketing

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing